Cách định giá bán sản phẩm phù hợp với 10 mô hình kinh doanh phổ biến
Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn một mô hình kinh doanh để phát triển ngay cả trước khi lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh. Cách lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh lâu dài của bạn, bao gồm các chiến lược định giá sản phẩm, các hoạt động quảng cáo tiếp thị và cả cơ hội thành công trong kinh doanh của bạn.
Đa số các nhà bán hàng hiện này nghĩ rằng họ có thể bán sản phẩm với giá cạnh tranh hoặc thấp hơn so với đối thủ. Và kiếm lời bằng cách thu hút số lượng đông đảo khách mua hàng. Nhưng thị trường thay đổi nhanh chóng và liên tục, tốt hơn hết là người bán nên tự chuẩn bị hành trang về các chiến lược kinh doanh phổ biến hiện tại. Từ đó, chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp và hoàn hảo nhất để bắt đầu triển khai các bước bán hàng đầu tiên.
Trong bài viết này, UPOS xin chia sẻ những mô hình kinh doanh sản phẩm phổ biến nhất đang được các doanh nghiệp sử dụng trong những năm gần đây và cách định giá để thu về lợi nhuận. Cũng như một số ưu và nhược điểm người bán cần lưu ý cân nhắc so với khả năng kinh doanh của mình hiện tại.
Mô hình kinh doanh online trên các kênh bán hàng TMĐT miễn phí
Đây là mô hình phổ biến nhất được các doanh nghiệp bán hàng online sử dụng ngày nay trong thị trường thương mại điện tử. Khi hầu hết các người bán đều chọn các kênh mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử lớn để rao bán hàng. Nơi hoạt động bán hàng online của bạn diễn ra miễn phí và bạn chỉ tốn tiền để chạy quảng cáo, tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn và giúp tăng lượng đơn.
Bạn có thể định giá sản phẩm thấp hơn giá bán tại cửa hàng, do việc bán hàng trên các kênh online là hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm các khoản chi như thuê mặt bằng, hóa đơn điện nước,…
Thách thức ở mô hình kinh doanh này bạn phải học cách để đăng bán sản phẩm hiệu quả nhất. Và tiếp cận đến trực tiếp khách hàng tiềm năng để chốt được những đơn hàng đầu tiên, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Nhưng đừng quên dự tính cho khoản phí vận chuyển khi gửi hàng đến các khách hàng ở xa.
Mô hình kinh doanh Freemium – Khách hàng trả tiền để nâng cấp sản phẩm, dịch vụ
Mô hình kinh doanh miễn phí này được sử dụng chủ yếu bởi các nhà kinh doanh sản phẩm phần mềm hoặc các dịch vụ. Nó có nghĩa, phần mềm hay dịch vụ miễn phí có thể cung cấp với các chức năng cơ bản. Nhưng các dịch vụ cao cấp và hữu ích hơn thì yêu cầu khách hàng phải thanh toán thêm một khoản phí bổ sung.
Mô hình cũng đòi hỏi tư duy người kinh doanh trong việc thực sự phân biệt và chuyển đổi người dùng tiềm năng thành khách hàng đồng ý trả phí.
Mô hình kinh doanh định giá bán sản phẩm dựa trên giá thành sản phẩm cộng với lợi nhuận
Đây là mô hình kinh doanh định giá sản phẩm truyền thống. Giá sản phẩm bán ra được người bán đặt bằng gấp hai đến năm lần giá thành sản phẩm, để trang trải chi phí hoạt động và chi phí chung khác.
Nếu sản phẩm bạn kinh doanh là loại hàng hóa có biên lợi nhuận ít tầm 10 phần trăm. Thì khi bạn chọn mô hình kinh doanh định giá này, có thể giúp bạn cải thiện đáng kể về chi phí vận hành kinh doanh về lâu dài.
>> Xem thêm: CÁCH KINH DOANH ONLINE TIẾP CẬN KHÁCH VÀ BÁN CHẠY DỄ DÀNG
Mô hình kinh doanh định giá bán dựa trên lợi ích sản phẩm đối với khách hàng
Nếu bạn mong muốn mang đến một ý nghĩa lớn hơn cho các sản phẩm bạn kinh doanh hoặc một chi phí tiết kiệm hơn cho khách hàng. Và bạn cảm thấy những điều đó quan trọng hơn cả doanh thu của cá nhân bạn. Hãy đặt một mức giá “phù hợp túi tiền” với đối tượng khách hàng bạn nhắm đến, và mức giá ấy tương xứng với những ý nghĩa trên, có thể là nó giúp ích cho xã hội.
Mô hình này không phù hợp với các dịch vụ giải trí, mua sắm, hay làm đẹp,… Nhưng lại hiệu quả với các mặt hàng thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, cấp cứu có ích với cộng đồng và khách hàng là những bệnh nhân mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mô hình kinh doanh định giá thấp hơn cho các khoản thanh toán thuê bao định kỳ
Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay dành cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện tử như Internet, mạng di động, phần mềm hay các dịch vụ khác. Với các khoản trả trước cả tháng hoặc cả năm, khách hàng sẽ chi trả một mức giá rẻ hơn thay vì một mức giá thanh toán sau cao hơn.
Mô hình kinh doanh này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn luôn có một nguồn doanh thu ổn định, và duy trì sự ủng hộ của khách hàng theo thời gian. Lợi thế dành cho khách hàng của bạn là được hưởng mức ưu đãi chi phí trả trước thấp hơn so với trả sau.
>> Xem thêm: 10 Ý TƯỞNG KINH DOANH ONLINE TẠI NHÀ MÙA DỊCH COVID
Mô hình kinh doanh định giá theo số lượng sản phẩm sỉ và lẻ
Một doanh nghiệp kinh doanh có thể chọn hình thức bán sỉ hoặc lẻ hoặc cả hai cùng lúc. Thì cách định giá sản phẩm phổ biến là định giá theo số lượng sản phẩm của khách hàng có nhu cầu mua hoặc giới hạn giá bán theo số lượng sản phẩm.
Với mô hình kinh doanh này người bán cần sở hữu các phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ kiểm kho và báo giá sỉ lẻ của mỗi đơn hàng ngay lập tức khi khách hàng có nhu cầu mua. Không những thế, các phần mềm quản lý bán hàng hiện đại còn giúp người bán hàng online quản lý tập trung được các kênh bán hàng online như Facebook, Livestream và các sàn thương mại điện tử lớn. Từ đó có thể bán hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các hình thức ghi chép sổ sách và gửi hàng truyền thống trước đây.
>> Xem ngay: ỨNG DỤNG BÁN HÀNG MIỄN PHÍ UPOS PHÙ HỢP CHO MỌI CHỦ SHOP
Mô hình kinh doanh dropshipping - Doanh thu là tỷ lệ phần trăm trên mỗi đơn hàng
Đây là mô hình kinh doanh online đang dần trở nên phổ biến trên các nền tảng thương mại điện tử hiện nay. Trong đó bạn với tư cách là người trung gian rao bán sản phẩm, nhận chốt đơn/ giao dịch và được nhà cung cấp sản phẩm chia tỷ lệ phần trăm nhỏ trên mỗi lần đơn hàng thành công giao đến cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đang thử nghiệm triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến này, nhưng các nhà phân phối lớn từ lâu đã sử dụng mô hình này trong bán lẻ với các đại lý nhỏ.
>> Đọc tiếp: KINH DOANH ONLINE TẠI NHÀ THẬT RA RẤT ĐƠN GIẢN CHỈ 3 BƯỚC
Mô hình kinh doanh định giá sản phẩm thấp, nhưng tính phí hỗ trợ thêm
Trong mô hình kinh doanh này, giá sản phẩm rất hấp dẫn hoặc thậm chí miễn phí. Nhưng khách hàng phải trả phí cài đặt, thiết lập, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ sửa chữa, bảo trì và các dịch vụ lợi ích khác. Mô hình này phù hợp để với hoạt động kinh doanh dịch vụ hoặc các sản phẩm phần mềm kỹ thuật. Khách hàng thường không ưa chuộng mô hình này cho lắm.
Định giá bán sản phẩm thấp và tính phí trên các tính năng bổ sung
Mô hình kinh doanh này hiệu quả với sản phẩm sở hữu các chức năng cơ bản "bình thường" với mức giá thấp và các tính năng bổ sung được định giá riêng (như chức năng mở rộng, phiên bản phát triển, tài liệu và các dịch vụ đi kèm). Đây là một cách định giá rất cạnh tranh, nhưng đòi hỏi nỗ lực tìm hiểu và phát triển các chức năng để đạt được nhu cầu sử dụng. Khiến khách hàng thực sự phải trả thêm chi phí để nâng cấp sản phẩm/dịch vụ họ đang sở hữu.
>> Tham khảo: CÁCH KINH DOANH ONLINE HIỆU QUẢ TỪ NGƯỜI BÁN CHUYÊN NGHIỆP
Mô hình kinh doanh sản phẩm chính giá thấp, sản phẩm đi kèm giá cao
Mô hình này còn được gọi là mô hình lưỡi dao cạo. Bạn có thể hình dung ra sản phẩm dao cạo râu được bán với giá rất phải chăng, nhưng thường khách hàng chỉ mua một lần. Thứ họ cần thay là lưỡi dao cạo, do đó, công ty sẽ định giá sản phẩm lưỡi dao cạo để thu về doanh thu. Vì khách hàng sẽ thay lưỡi dao cạo rất nhiều lần.
Với mô hình kinh doanh này sản phẩm chính thường được bán với giá gốc, và doanh thu mang lại sẽ từ sản phẩm phụ sử dụng kèm với giá đắt tiền hơn. Bạn cũng có thể thấy rằng, một chiếc máy in giá rẻ do có thể sử dụng được nhiều năm, nhưng hộp mực lại rất đắt.
Để chọn được mô hình kinh doanh phù hợp và lựa chọn cách định giá sản phẩm mang về doanh thu. Bạn cần có kế hoạch xác thực mô hình kinh doanh của mình hiện tại để chọn ra giải pháp hoàn hảo nhất. Đừng xem nhẹ hai chữ "lợi nhuận" trong các kế hoạch kinh doanh của mình trong quá trình nghiên cứu hay khảo sát thị trường. Khoản lợi nhuận hợp lý sẽ biến ý tưởng của bạn thành hiện thực hơn là một giấc mơ kinh doanh chỉ dừng lại ở hai từ Đam mê.
Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.