27/02/2021
Blog
755

7 Chiến lược giá nên được áp dụng trong Bán hàng online

Nội dung

7 Chiến lược giá nên được áp dụng trong Bán hàng online

7 chiến lược giá nên được áp dụng trong bán hàng online

Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã mở ra một “sân chơi” về kinh doanh online cho những doanh nghiệp lớn và nhỏ khác nhau. Nó mở ra cơ hội cho những người bán hàng lẻ và các doanh nghiệp cơ hội cạnh tranh công bằng với các thương hiệu lớn. Mà không cần lo ngại về vị trí mở cửa hàng đắc địa hay số tiền cực khủng chi cho quảng cáo xuất hiện trên tivi.

Từ đó, nền thương mại điện tử ở Đông Nam Á dần trở nên cạnh tranh cao và khốc liệt. Ví dụ, Shopee, một trong những nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, tuyên bố có hơn 7 triệu người bán đang hoạt động. Và tổng giá trị hàng hóa (GMV) của doanh số Thương mại điện tử ở sáu quốc gia - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - đạt 38 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Con số đó được dự đoán sẽ tăng lên 153 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.

Vậy, làm thế nào để người bán và các doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường rộng lớn này? Một trong những cách người bán cần được tham khảo đó chính là: Chiến lược giá. Áp dụng các chiến lược giá phù hợp trong bán hàng online sẽ giúp người bán thu hút được tốt nguồn khách hàng tiềm năng và tạo sức cạnh tranh so với mọi đối thủ. Sau đây là 7 chiến lược giá mà người bán hàng online trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam có thể áp dụng:

1. Hiệu ứng “Số bên trái”

Hiệu ứng giá “Số bên trái”

Người Việt có quy tắc đọc từ trái sang phải. Vì vậy, các chữ số ở phía bên trái càng thấp, các thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Tâm lý này được gọi là Hiệu ứng “Số bên trái”.

Ví dụ: Chiếc áo thun giá 199k sẽ khiến cho sản phẩm đáng mua hơn chiếc áo giá 200k. Mặc dù sự khác biệt thực tế chỉ 1đ. Bằng cách định giá chiếc áo ở mức 199k bạn đang khiến khách hàng nghĩ món hàng chỉ ở mức hơn 100k chứ chưa đến 200k. Và khiến khả năng bán được hàng cao hơn.

Để tối đa hóa lợi nhuận, người bán có thể cân bằng giữa các chữ số bên trái có giá trị thấp với các chữ số bên phải có giá trị cao. Thay vì định giá một sản phẩm ở mức 120k, bạn có thể gắn thẻ nó với 125k hoặc 129k.

Cũng lưu ý rằng người tiêu dùng có xu hướng liên kết giá kết thúc bằng số lẻ — đặc biệt là số ‘9’ — với chiết khấu. Đó là do giá có vẻ rẻ hơn so với số vòng tiếp theo (tức là 199k rẻ hơn 200k).

Lợi dụng tâm lý này để tạo ra nhận thức về giảm giá, thực ra bạn cũng đang khiến khách hàng cảm thấy bớt hối hận hoặc tiếc nuối khi “móc ví” mua hàng. Do đó họ sẽ bớt độ do dự khi quyết định mua sản phẩm.

2. Giá bán theo gói hoặc combo

Giá bán theo gói hoặc combo

Một chiến lược định giá bán hàng online phổ biến là bán gộp một hoặc nhiều mặt hàng có liên quan với giá thấp hơn so với mua lẻ từng món (ví dụ: điện thoại di động + ốp lưng + tai nghe không dây; hoặc sữa rửa mặt + toner + kem dưỡng ẩm). Điều này cho phép bạn tăng số lượng sản phẩm trong giỏ hàng của khách. Cũng như giới thiệu thêm sản phẩm hoặc thương hiệu mới cho khách hàng biết đến và trải nghiệm. Nó cũng giúp bạn bán được thêm các sản phẩm mà khách hàng có thể chưa có ý định mua, nhưng quyết định mua do giá bán theo gói hoặc combo có lợi.

Nếu bạn không tin vào hiệu quả của chiến lược giá này, hãy nghĩ đến lần cuối cùng bạn đến một cửa hàng thức ăn nhanh, dự định ăn một chiếc bánh hamburger. Nhưng cuối cùng lại đồng ý lời tư vấn của người bán thêm 20 nghìn đồng để có thêm một ly nước ngọt và khoai tây chiên hoàn chỉnh. Ngoài sự tiện lợi là giúp bạn có được một bữa ăn đầy đủ và ngon miệng hơn, nó còn rẻ hơn so với mua từng món theo kiểu gọi món. Đây là tâm lý chung của hầu hết khách hàng mà các cửa hàng có thể nắm bắt được.

Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét lại một bài toán thế này. Đồng ý là việc bán theo combo hoặc theo gói sản phẩm mang lại cho bạn một chiến lược bán hàng thông minh, bạn có thể đẩy được nhiều sản phẩm hơn trong số lượng đơn. Nhưng trên thực tế, doanh số thực sự của bạn có thể giảm đến 20% so với giá bán từng sản phẩm riêng lẻ. Vì vậy, nếu bạn áp dụng chiến lược giá bán theo gói, bạn cũng cần bày bán từng mặt hàng trong gói đó dưới dạng riêng lẻ để tối đa doanh thu.

3. Định ra giá động cho sản phẩm

Định ra giá động cho sản phẩm

Định giá động cho phép bạn điều chỉnh giá sản phẩm theo nhu cầu thị trường theo thời gian thực, do đó nắm bắt cơ hội tối đa hóa lợi nhuận. Bạn có thể thực hiện điều này nhờ những chức năng báo cáo tự động hóa và phân tích dữ liệu.

Bạn có thể tham khảo cách định ra giá động sản phẩm theo quy tắc sau:

  • “Khi bán được X đơn vị sản phẩm này, hãy tăng giá thêm 1 đồng”
  • “Khi giá trị trong giỏ đạt đến XXX đồng, hãy chiết khấu 5% cho người mua”
  • “Khi X đơn vị [Tên sản phẩm] được bán trong vòng 2 giờ, hãy tăng giá thêm 3 đồng”

>> Tham khảo: Phần mềm lên đơn hàng nháp báo giá buôn khách sỉ lẻ

4. Thực hiện chiến lược “neo” giá

Thực hiện chiến lược “neo” giá

Khi mọi người tìm hiểu mua sắm sản phẩm, dù là online hay tại các cửa hàng thực, họ thường so sánh giá sản phẩm. Đây là lý do tại sao các nhà bán lẻ thực hành neo giá — đặt ra một mức giá mà người mua có thể tham khảo khi cân nhắc mua hàng.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách hiển thị giá gốc của mặt hàng bên cạnh giá đã chiết khấu. Mặt khác, bạn có thể bán 2 hoặc 3 phiên bản của một sản phẩm, chẳng hạn như cơ bản và cao cấp, với mức giá chênh lệch. Để người mua đưa ra được lựa chọn phù hợp với họ nhất - dù gì phiên bản đắt hay rẻ đi nữa, đều là sản phẩm bạn kinh doanh.

Điều này đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích so sánh giá cả và tùy thuộc vào sự khác biệt về giá cả, tính năng và chức năng để mua hàng. Xem sản phẩm rẻ hơn hoặc đắt hơn khi mua như một “niềm vui” mình đã chọn được một món hàng hời.

5. So sánh giá với đối thủ cạnh tranh

So sánh giá với đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một cách cơ bản để đặt ra chiến lược giá mà mọi doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện ngay từ đầu. Bạn có thể định giá cao hơn, đặc biệt nếu bạn có thể đảm bảo sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Mặt khác, bạn có thể hướng đến mức giá thấp hơn nếu muốn có số lượng bán ra lớn.

Dù bạn đi theo chiến lược nào, hãy nhớ tránh đặt giá quá cao hoặc quá thấp so với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt nếu bạn đang bán cùng một sản phẩm.

>> Tham khảo: Top 10+ ý tưởng kinh doanh đơn giản thu về lợi nhuận cao (P.2)

6. Nhắm mục tiêu khách hàng để điều chỉnh giá

Nhắm mục tiêu khách hàng để điều chỉnh giá

Trong kế hoạch kinh doanh, thay vì nhắm đến tỷ lệ phần trăm thị phần, bạn có thể nhắm đến chân dung khách hàng mục tiêu hẹp hơn. Những người sẵn sàng chi tiền để mua các sản phẩm thích hợp.

Bạn có thể nghĩ rằng người Việt Nam sẽ suy xét chi ly về giá trước khi quyết định mua hàng. Đã đến lúc vứt bỏ định kiến ​​đó. Nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Boston cho thấy rằng ‘hội người giàu’ tại Đông Nam Á sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm (như mỹ phẩm) phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ. Giới này dự kiến ​​sẽ tăng lên 136 triệu người vào năm 2030, tăng từ 57 triệu hiện nay.

>> Đọc tiếp: Bí mật đơn giản để bán hàng online thành công cho người mới

7. Sử dụng giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất

Sử dụng giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất

Còn được gọi là "giá niêm yết", giá bán lẻ đề xuất (MSRP) của nhà sản xuất thường được áp dụng cho các mặt hàng tiêu chuẩn hóa có nhu cầu tiêu dùng cao, chẳng hạn như đồ điện tử, thiết bị tiêu dùng. Chúng được áp dụng khi nhà sản xuất nhắm đến việc bán một lượng lớn sản phẩm, chẳng hạn như điện thoại di động. Bằng cách đề xuất giá bán lẻ, nhà sản xuất có thể giữ mức giá hấp dẫn và ngăn các nhà bán lẻ thêm chiết khấu quá mức.

Điều đó không có nghĩa là bạn không thể phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khi bạn tuân theo MSRP. Bạn có thể thu hút người tiêu dùng thông qua các chiến lược khác, chẳng hạn như bằng cách tối ưu hóa danh sách sản phẩm, cung cấp các gói tùy chọn, cung cấp các tùy chọn thanh toán linh hoạt hơn hoặc phản hồi các yêu cầu nhanh hơn.

Cố gắng thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm và thuyết phục họ mua hàng

Khi xác định được chiến lược giá trên trong kế hoạch bán hàng online, hãy nhớ rằng bạn phải luôn cập nhật tình hình thị trường bạn kinh doanh. Một chiến lược có thể hoàn hảo trong kế hoạch, nhưng lại gặp thất bại trên thực tế.

Ví dụ: Việc đóng gói sơ sài, dịch vụ khách hàng kém, dịch vụ giao hàng tệ,... sẽ cũng có thể khiến khách hàng cảm thấy món hàng trở nên không đáng tiền. Khi thứ họ muốn là một sản phẩm cao cấp, dịch vụ chuyên nghiệp, mà ít người có thể mua được. Điều đó khiến họ trở nên khác biệt, đặc biệt hơn so với nhiều người khác.

Vì vậy, trước khi chọn áp dụng chiến lược giá nhất định bạn phải hiểu tâm lý, hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng tiềm năng. Khả năng chi tiêu của họ như thế nào? Vì sao họ cần mua sản phẩm này? Họ có quan tâm đến các thương hiệu nhất định nào hay không? Nguyên liệu, xuất xứ,... có quan trọng với họ hay không?

Nếu bạn vẫn còn do dự về việc bán hàng online, tin tốt là ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam đang dần phát triển. Điều đó có nghĩa, công nghệ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tốt hơn trong các hoạt động quản lý bán hàng online trên thương mại điện tử. Từ việc liệt kê sản phẩm và thiết lập sản phẩm bán. Cho đến thực hiện đơn hàng và quy trình giao hàng.

Đơn cử như những Phần mềm quản lý bán hàng đã ra đời, hỗ trợ người bán quản lý tập trung hoạt động kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau. Giúp người bán rút ngắn công đoạn quản lý, tiết kiệm thời gian, công sức và nhân lực bán hàng. Từ đó, phát triển tốt hơn hoạt động kinh doanh, tối đa doanh thu và thu về nhiều lợi nhuận mong muốn.

Những lý do người bán nên sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng

Những lý do người bán nên sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng online

  • Tối ưu khả năng quản lý, tăng cơ hội bán hàng

Dù cho bạn triển khai hoạt động kinh doanh lớn hay nhỏ, qui mô bán hàng với 2 người hay 20 người. Thì mỗi nhân sự cũng đều có những nhiệm vụ, những công việc nhất định. Trách nhiệm của người quản lý nhân sự là phải giúp liên kết đồng bộ công việc của tất cả nhân sự. Để tiến độ công việc không rời rạc, khuyến khích khả năng hỗ trợ lẫn nhau. Cũng như tăng năng suất làm việc nhóm hiệu quả.

Sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng online sẽ đồng bộ mọi hoạt động trên một phần mềm duy nhất. Nhiều nhân sự có thể truy cập vào tài khoản để nắm được tình hình của các bộ phận khác. Chủ tài khoản vẫn có thể điều chỉnh quyền truy cập để người dùng nào có thể chỉnh sửa thông tin, người dùng nào chỉ có thể xem hoặc không được xem thông tin mật. Ví dụ như: Nhân viên bán hàng sẽ biết được tình trạng tồn kho, Các nhân viên ở các chi nhánh khác nhau có thể xem được doanh thu bán hàng của nhau, Nhân viên kế toán sẽ nắm được tình hình bán hàng của tất cả các cửa hàng,... Nhờ đó, các bộ phận, các nhân viên đảm nhiệm các công việc khác nhau có thể nắm được tình hình kinh doanh chung như một khối đồng nhất. Tối ưu hóa việc quản lý nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả cao.

>> Phần mềm Quản lý Bán hàng Online Trực tuyến giá rẻ và tốt nhất

  • Báo cáo kinh doanh giúp định hướng kế hoạch bán hàng

Nếu không sở hữu một hệ thống quản lý chuẩn chỉnh, sẽ rất rắc rối trong việc quản lý kinh doanh. Nếu bạn vẫn trung thành với phương pháp quản lý trên sổ sách hoặc nhập liệu qua excel, tức là bạn đang chậm hơn đối thủ 65-70% năng suất làm việc đấy. Sở hữu một Phần mềm quản lý bán hàng giúp người bán theo dõi được tổng quan tình hình kinh doanh thực tế. Bạn sẽ nắm được toàn bộ công việc mình cần quản lý mà thường trí nhớ không thể kiểm soát xuể.

Nhờ đó bạn có thể lập được những kế hoạch riêng cho việc kinh doanh, nhiệm vụ cho từng nhân viên và mục tiêu hoạt động doanh nghiệp cần đạt được. Hãy theo dõi thường xuyên các kết quả kinh doanh được cập nhật trên Phần mềm quản lý bán hàng để lập kế hoạch, đặt thời hạn và chi tiết các công việc. Để đảm bảo mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

  • Quản lý tình hình bán hàng sát sao - chính xác

Vấn đề quan trọng của mỗi doanh nghiệp nằm ở việc cân bằng doanh thu. Những khoản chi phí bao gồm ngân sách, chi phí vận hành, các khoản đầu tư, các khoản thu về, lợi nhuận,... Chức năng quan trọng mà phần mềm quản lý bán hàng đem đến cho người quản lý là khả năng thống kê doanh thu chi tiết theo thời gian thực. Từ đó người quản lý có thể kịp thời tối ưu hóa lợi nhuận của cửa hàng, doanh nghiệp thu về. Cũng như cân bằng các chi phí để đảm bảo được ngân sách điều hành tốt hoạt động kinh doanh. Không xảy ra tình trạng chênh lệch, thất thoát dẫn đến lỗ vốn.

Cũng cần nói thêm, nếu chỉ "dậm chân" ở phương pháp quản lý bằng bảng tính excel cơ bản để quản lý chi phí. Chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao như các ứng dụng lập trình riêng cho việc quản lý kinh doanh.

  • Lưu trữ - Cập nhật dữ liệu mọi lúc mọi nơi

Nhưng trên thực tế cho thấy, vẫn có rất nhiều cá nhân bán hàng cũng như doanh nghiệp vẫn trung thành với ứng dụng Excel để lưu trữ số liệu bán hàng và xử lý thống kê. Cũng như một số cửa hàng thậm chí vẫn sử dụng sổ sách ghi chép - phương pháp "tối cổ" nhất trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Bạn không thể bảo mật được hoàn toàn các thông tin bán hàng khi ghi chép trên sổ sách thông thường. Ứng dụng excel cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như các tình huống mất file, file lỗi, các hàm tính phức tạp,... Kể cả thao tác trên google excel cũng phát sinh nhiều vấn đề lưu trữ. Do đó, với quá trình phân tích tài chính và quản lý kinh doanh, các chủ shop/ chủ doanh nghiệp nên sử dụng một công cụ chuyên dụng: Phần mềm quản lý bán hàng.

>> Quản lý bán hàng thành công nhờ kinh nghiệm những chủ shop

Phần mềm quản lý bán hàng mang đến hiệu quả như thế nào

Phần mềm quản lý bán hàng online mang đến hiệu quả như thế nào

Trong thời buổi hiện tại, đối với hầu hết doanh nghiệp gần như "Mọi nguồn thu bỗng chốc thu bé lại vào một phần mềm quản lý bán hàng". Bởi một khi bạn sử dụng công cụ chuyên để quản lý bán hàng thì mọi hoạt động kinh doanh sẽ nắm chắc trong bàn tay bạn. Ngoài ra, Phần mềm quản lý bán hàng online còn hỗ trợ:

  • Kết nối máy in và các thiết bị phần cứng hỗ trợ hoạt động mua bán
  • Sử dụng phần mềm mọi lúc – mọi nơi trên hầu hết các thiết bị có kết nối Internet
  • Hoạt động tốt trên các thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, máy tính xách tay cho đến các thiết bị cảm ứng di động,…
  • Lưu trữ và sắp xếp dữ liệu một cách khoa học
  • Tích hợp khả năng sao lưu, đề phòng sự cố
  • Khả năng phân quyền hạn, chức vụ, bảo mật nâng cao
  • Hướng đến sự đơn giản, thân thiện với người dùng, kể cả khi bạn không phải là người có chuyên môn về máy tính và lĩnh vực kế toán.

Ngoài ra, khi bạn chọn được đơn vị cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đáng tin cậy, bạn còn có được đội ngũ hỗ trợ sử dụng 24/7. Giải quyết nhanh mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Và giải đáp mọi thắc mắc phục vụ cho quá trình kinh doanh của các chủ cửa hàng.

>> Phần mềm Quản lý Bán hàng phổ biến tại Việt Nam 2020


1900 1511