Quản lý bán hàng là một công việc nghe tưởng chừng như rất dễ. Nhiều người nghĩ việc quản lý như nằm không chỉ tay năm ngón xong ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng trên thực tế, việc quản lý bán hàng lại vô cùng căng thẳng và khó nhằn. Cụ thể, người quản lý cần phải có tư duy và những kỹ năng thật vững để gánh vác được tốt công việc này. Bạn hãy cùng UPOS ngẫm nghĩ để hiểu hơn về công việc đầy những thăng trầm này.
1. Công việc của người quản lý bán hàng là gì?
Quản lý bán hàng là một ngành nghề chuyên biệt chứ không phải công việc chung chung, không rõ ràng như mọi người vẫn thường suy nghĩ. Có rất nhiều trường đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Nhưng không phải ai sau 2-4 năm cũng ra được làm ngay vị trí quản lý. Để được gắn với chức danh quản lý, là cả một quá trình lâu dài, với vô số những kinh nghiệm cũng như thành tựu đạt được.
Quản lý bán hàng được định nghĩa là hoạt động nghiệp vụ bán hàng tập trung. Áp dụng các kỹ thuật bán hàng và kỹ năng quản lý hoạt động bán hàng vào thực tế của một doanh nghiệp.
Quản lý kinh doanh là một chức năng rất quan trọng, không thể thiếu trong bán hàng. Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng kiếm nguồn hàng rồi bán ra liên tục không kiểm soát. Thì doanh nghiệp đó sẽ sớm mất phương hướng và phát sinh ra vô số những trường hợp dễ dẫn đến thất bại. Có thể điểm qua một số công việc chính của người quản lý công việc bán hàng như sau:
- Tạo ra kế hoạch quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh
- Nắm vững từng chi tiết công việc
- Xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp với mô hình kinh doanh
- Kiểm soát tốt quy trình bán hàng và những chính sách cần thiết
- Tạo kế hoạch bán hàng theo báo cáo định kỳ
- Nắm bắt tình hình bán hàng, số lượng đơn hàng và khách hàng
- Tuyển dụng và huấn luyện nhân sự có tâm huyết và hỗ trợ tốt quá trình quản lý
- Đo lường và đánh giá hiệu quả bán hàng, tình hình kinh doanh
- ...
Tùy vào quy mô và hình thức kinh doanh sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều hay ít các quy trình cho người quản lý bán hàng. Tuy nhiên, Người quản lý giỏi không chỉ là người đưa được hoạt động kinh doanh của cửa hàng, doanh nghiệp thăng tiến. Mà còn là Người thể hiện được sự chuyên nghiệp, trôi chảy trong mỗi công đoạn xử lý công việc.
2. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng kinh doanh hiệu quả nhất
Để trở thành người quản lý chuyên nghiệp ở một cửa hàng nhỏ, một shop online hay là cả một chuỗi cửa hàng lớn. Thì hầu hết công việc mà người quản lý cần đảm nhận tốt sẽ bao gồm:
A. Quản lý mặt hàng, sản phẩm
Mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp bạn kinh doanh cần có một mã số/ký hiệu riêng (Số SKU). Bạn có thể dùng chính mã số/ ký hiệu đó để nhận biết cho mặt hàng mình quản lý. Các mã số/ký hiệu của sản phẩm nên được chuyển thành mã vạch.
Dưới sự phát triển của máy móc hiện đại, khi bạn cần dò thông tin về một sản phẩm hay cả lô mặt hàng sản phẩm đó. Bạn chỉ cần quét mã vạch dưới máy quét mã vạch hoặc nhập mã số trên mã vạch. Hệ thống sẽ cho bạn thấy được thông tin chi tiết và tổng quan về màu sắc, kích thước, số lượng, ngày nhập hàng, hạn sử dụng,... của sản phẩm, mặt hàng đó.
Đây là một trong những chức năng của các Phần mềm Quản lý Bán hàng - công cụ không thể thiếu của mọi cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh bán hàng.
>> Đọc tiếp: Phần mềm nào quản lý hiệu quả sản phẩm buôn bán?
B. Quản lý kho hàng
Một bước vô cùng quan trọng và cũng khá nặng đầu óc khi quản lý kinh doanh. Đó là hoạt động kiểm soát kho, tránh tình trạng thất thoát, chênh lệch làm ảnh hưởng không hay đến chi phí.
Đầu tiên khi xây dựng một cửa hàng ở khâu thiết kế, người chủ nên tập trung vào việc thiết kế kho. Thậm chí còn cần quan tâm nhiều hơn cả việc thiết kế gian trưng bày sản phẩm. Kho hàng nên được sắp xếp một cách khoa học và theo thứ tự nhất định. Để thuận tiện cho việc tìm lấy hàng khi khách hàng chọn mua hay yêu cầu xem thử sản phẩm.
Đặc biệt
Sau đó, toàn bộ mọi sản phẩm dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít cũng cần được cập nhật đầy đủ và liên tục. Đương nhiên ngày nay, sẽ không còn ai làm việc này một cách thủ công như ghi chép nữa. Mọi chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng đều sở hữu riêng cho mình Phần mềm Quản lý Bán hàng đã có sẵn chức năng quản lý kho.
>> Đọc tiếp: Phần mềm Quản lý kho hiệu quả
Cụ thể, mọi thông tin, danh mục hàng hóa sẽ được hiển thị minh bạch, rõ ràng chỉ trên một màn hình duy nhất. Thuận lợi cho việc giám sát và xử lý kịp thời khi có phát sinh trong việc xuất nhập hàng hóa hay mua bán sỉ và lẻ.
Chức năng quản lý kho ở các phần mềm sẽ vô cùng thuận tiện cho việc tìm kiếm hay đối soát cập nhật mới, ngay sau khi bán được hàng, nhập hàng hay xuất hàng đi chi nhánh khác. Tránh mọi tình huống thiếu hàng hay hết hàng để bán. Hơn nữa, chức năng quản lý kho còn hiển thị được nhiều hơn mọi chi tiết về từng sản phẩm hay mặt hàng, hơn trên trang giấy vở hay sổ sách ghi chép truyền thống.
C. Quản lý năng suất nhân sự
Nếu cửa hàng bạn có quy mô lớn, có thêm nhiều nhân viên hay linh động nhiều nhân viên ở mỗi ca khác nhau. Thì quy trình tuyển dụng, đào tạo, theo dõi và đánh giá nhân sự phải được diễn ra càng chặt chẽ hơn nữa. Việc quản lý nhân sự không chỉ giúp duy trì hoạt động kinh doanh mà còn giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp/ cửa hàng bạn trong mắt khách hàng và cả đội ngũ nhân viên.
Có một nhà kinh doanh đại tài từng nói câu: "Khách hàng là người trực tiếp trả lương cho bạn. Nhưng người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất là đội ngũ nhân viên. Nên hãy yêu lấy họ". Hiểu tâm lý khách hàng và thay đổi phong cách nhân viên đón tiếp khách hàng là một điểm 10 cho cơ hội thành công nhanh chóng của cả doanh nghiệp.
D. Quản lý thông tin khách hàng
Như đã nói ở trên "Khách hàng là người trực tiếp trả lương cho bạn...". Nên nhiều chủ kinh doanh thường hay nói đùa mà thật. Khách hàng là nguồn sống, khách hàng là thượng đế. Và không có chiến lược thu hút hay giữ chân khách hàng nào hay hơn là các chương trình khuyến mãi, ưu đãi thành viên, tích điểm, đổi quà, mua và tặng,...
Nhưng từ đâu mình có được thông tin khách hàng để gửi thông báo chương trình? Nếu bạn không lưu trữ và giữ liên lạc thường xuyên với những khách hàng cũ đã từng mua hàng. Có lẽ bạn đã bỏ qua cả một kho báu. Họ thậm chí còn chẳng nhớ đến bạn hay quan tâm đến chương trình ưu đãi bạn tạo ra. Vậy thì dù có tư duy tạo ra chương trình để kích cầu mua hàng nhưng lại thành "đổ sông đổ biển".
Chính vì vậy, các phần mềm hỗ trợ việc quản lý bán hàng cũng cho ra đời chức năng thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng.
Chú ý
Nhiều quản lý cho rằng nên chỉ sở hữu những phần mềm nào xài riêng biệt cho từng chức năng, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí hơn và phần mềm đó cũng phát huy tốt hơn chức năng của nó. Nhưng sự thật không phải vậy. Như phần mềm quản lý bán hàng UPOS của Việt Nam, tuy đã tích hợp mọi chức năng bán hàng cần có. Nhưng giá thành vẫn vô cùng hợp lý, thậm chí còn tiết kiệm hơn.
Người dùng không cần phải thao tác trên nhiều phần mềm khác nhau, tốn kém thời gian đào tạo nhân viên sử dụng. Và mỗi chức năng đều không giới hạn dung lượng sử dụng. Nên lời khuyên chọn mua một phần mềm phù hợp với hoạt động kinh doanh là một lựa chọn rất đúng đắn.
3. Nên chọn mua phần mềm quản lý bán hàng nào?
Một phần mềm quản lý bán hàng tốt không phải phần mềm cứ có càng nhiều chức năng hay càng chuyên nghiệp, phải có thời gian học sử dụng là phần mềm tốt.
Mà phần mềm quản lý bán hàng nên được suy xét dựa trên nhiều tiêu chí:
- Phù hợp với mô hình doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh
- Thao tác dễ dàng, sử dụng thuận lợi, nhanh chóng
- Vẫn đang được nâng cấp, cải tiến liên tục
- Giá cả hợp lý
- Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ tâm huyết
- ...
Như đã gợi ý, Phần mềm Quản lý Bán hàng UPos Việt Nam hiện đang rất phổ biến. Sau ghi nhận, rất nhiều chủ shop chọn mua và vẫn đang tin dùng phần mềm UPos sau nhiều năm. Nhờ vào những ưu điểm cần thiết và thực tế, Phần mềm UPos đáp ứng được tốt hầu hết công việc quản lý của các chủ shop, chủ doanh nghiệp cần trong quá trình kinh doanh, buôn bán trên những kênh bán hàng khác nhau. Như Facebook, Livestream, Shopee, Lazada, Sendo,...