03/05/2021
Blog
2016

Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?

Nội dung

Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?

Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?

Nâng cao sức sáng tạo của bạn và mở rộng giới hạn bản thân hơn bằng cách học hỏi được những bài học mới.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại phải làm việc ở một nơi có nhiều sự nghi ngờ, đố kị, không có quy trình, công việc không có phương hướng và quá tải? Để có được cho mình lời giải đáp, nhiều người đã quyết định rời bỏ một công việc văn phòng ổn định để tự xây dựng nên một doanh nghiệp startup khởi nghiệp như mơ ước. Cột mốc thay đổi trong sự nghiệp này đã thay đổi cuộc đời nhiều tài năng trẻ trở nên tốt đẹp hơn.

Startup khởi nghiệp có áp lực không? Có, rất nhiều áp lực. Nó có phức tạp không? Có, vì nó không có quy trình cơ bản nào để học hỏi. Tôi có phải làm nhiều việc hơn trước không? Đúng. Có khi bạn cần làm việc lên đến hơn 80 giờ hàng tuần. Liệu tôi có hối hận về quyết định này không? Không hề, thậm chí bạn có thể sẽ startup khởi nghiệp thêm nhiều lần nữa!

Những nhà sáng lập startup khởi nghiệp đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn chỉ trong chưa đầy một năm so với khoảng thời gian “đóng đinh” ở các công ty trước đó. Và nó đã định hình nên tư duy thành công của những nhà sáng lập, cũng như tạo nên con người của họ vững vàng hơn trong tương lai.

"Tôi biết rằng nếu tôi thất bại, tôi sẽ không hối tiếc, nhưng điều tôi có thể sẽ làm tôi hối tiếc là đã không cố gắng" – Jeff Bezos, Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon.

Start up là gì?

Start up là gì?

Chúng ta nên hiểu start up là gì và các đặc điểm của nó. Vì vậy, hãy xem định nghĩa từ Investopedia. Doanh nghiệp startup khởi nghiệp là một doanh nghiệp trẻ được thành lập bởi một hoặc nhiều doanh nhân để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Với nguồn vốn ban đầu từ những người sáng lập hoặc bạn bè và gia đình của họ.

Đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ mới vào thị trường là động cơ thúc đẩy phát triển. Những khó khăn và thách thức được xem như là vẻ đẹp của Start up. Và Startup khởi nghiệp mang đến nhiều cơ hội để đổi mới, để vấp ngã, để học hỏi và để thành công. Trải nghiệp startup khởi nghiệp, mỗi giờ đều mang đến những giá trị quý báu. Chúng ta học được vô số kiến thức một cách liên tục với tốc độ ánh sáng. Nhưng, các Startup yêu cầu chúng ta đánh đổi rất nhiều thứ. Hầu hết các doanh nghiệp startup khởi nghiệp có lẽ như không có quy trình nào và có vô số việc cần phải hoàn thành. Vậy, Những gì bạn có thể mong đợi từ một công ty startup khởi nghiệp?

  • Cơ hội phát triển bản thân cao hơn
  • Chức danh hay vị trí công việc không còn quan trọng; Mà kiến thức và kỹ năng mới là điều quan trọng
  • Khám phá những điều chưa từng biết. Thực hành những điều chưa từng làm
  • Mạnh dạn đưa ra những quyết định đúng đắn và học hỏi nhanh từ những trải nghiệm thực tế
  • Cách quản lý và tiếp năng lượng làm việc cho đội nhóm. Động lực là tạo ra tác động phấn đấu hơn trong công việc và không quan trọng là mất thời gian bao lâu
  • Nâng cấp bản thân thường xuyên sau những trải nghiệm khám phá và học hỏi

“Nếu bạn không phải là người chấp nhận rủi ro, bạn nên dừng công việc kinh doanh” –Ray Kroc, Người sáng lập McDonald’s

>> Tham khảo: Lập kế hoạch kinh doanh online giúp tăng doanh thu hiệu quả

Những hiểu lầm về Startup khởi nghiệp

Những hiểu lầm về Startup khởi nghiệp

Nhiều người nghĩ Startup khởi nghiệp là nơi thoải mái nhất trên Trái đất, nơi phát huy mọi khả năng sáng tạo và môi trường làm việc mang tính giải trí không giới hạn. Chà, có lẽ đây là điều thường xuất hiện ở trong phim. Nhưng trong cuộc sống thực, những người sáng lập nên doanh nghiệp họ thậm chí còn không có thời gian thở. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là chiến đấu để tìm ra thị trường phù hợp và chiếm lấy thị phần. Điều quan trọng là các Startup khởi nghiệp tìm hiểu về khách hàng và thay đổi tư duy - thói quen của họ nhanh như thế nào, đồng nghĩa với lượng đầu việc không thể đếm xuể.

Nếu bạn muốn thư giãn tại những doanh nghiệp Start up được chơi PS4 hoặc X-Box cả ngày dài, hãy quên việc đó đi. Thời gian giải trí có thể sẽ có cho bạn, nhưng đừng mong đợi sẽ thu được lợi ích gì từ những khoản thời gian chơi game hay giải trí ấy. Hàng tấn công việc đang chờ bạn mỗi ngày mỗi giờ, và bạn có thể sẽ không có đủ thời gian thư giãn để hoàn tất công việc.

“Nếu mọi thứ dường như vẫn nằm trong tầm kiểm soát, thì chắc chắn là bạn chưa đi đủ nhanh” – Mario Andretti, Tay đua huyền thoại

Các doanh nghiệp start up khởi nghiệp bắt đầu với quỹ hạt giống, là khoản đầu tư ban đầu đầy mạo hiểm, có thể là tiền tiết kiệm của người sáng lập hoặc tiền (vay mượn) của một người nào khác. Nhiệm vụ ban đầu của các doanh nghiệp startup khởi nghiệp là cần chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp phù hợp với thị trường, xứng đáng với quỹ hạt giống cung cấp và sử dụng các nguồn lực cần thiết cho giai đoạn này.

Các doanh nghiệp startup khởi nghiệp thường không tự cấp vốn cho mình. Việc huy động tiền từ các nhà đầu tư khởi nghiệp có thể là một thách thức và cũng là động lực ở bất kỳ giai đoạn nào của kinh doanh. Đòi hỏi những chiến lược quảng cáo, kế hoạch phát triển tuyệt vời, ngay cả đối với những người sáng lập có kinh nghiệm với tầm nhìn trong lĩnh vực của họ.

Tại sao bạn nên làm việc trong một Startup?

Tại sao bạn nên làm việc trong một Startup?

Bất chấp vô số thách thức mà bạn có thể phải đối mặt khi Startup khởi nghiệp, việc học hỏi và trải nghiệm sẽ là thành quả xứng đáng sau tất cả những nỗ lực bạn đã bỏ ra. Câu trả lời cho lý do tại sao bạn nên làm việc trong một Start up là:

  • Giải phóng tư duy kinh doanh của một doanh nhân bên trong bạn
  • Phát triển tư duy của bạn từ một người nhân viên thành một người sáng lập
  • Không chờ người khác định hướng cho tương lai của mình, thay vào đó, quyết định tương lai của riêng bạn

>> Đọc thêm: Các mẹo cần áp dụng ngay và luôn khi kinh doanh online

10 kỹ năng có thể học hỏi từ startup khởi nghiệp

  • Tầm quan trọng của Hành trình khách hàng: Bằng cách hiểu rõ các thời điểm nên tiếp cận và cảm nhận của khách hàng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu không mang lại trải nghiệm thú vị nhất cho khách hàng, thì chúng ta chỉ có thể mong đợi những kết quả tầm thường.
  • Cách phân tích Kênh chuyển đổi: Vì sao khách hàng rời bỏ sản phẩm hoặc dịch vụ và ở bước nào? Điều cần thiết là bạn phải hiểu hoàn cảnh, trường hợp nào có thể xảy ra nhiều nhất? Sau đó, theo dõi lý do đằng sau nó. Chúng ta nên dành nhiều thời gian phân tích và tạo ra nhiều giả thuyết để cải thiện những trường hợp đó.
  • MVP (minimum viable product): Sản phẩm khả thi tối thiểu mà chúng ta có thể phát triển là gì? Việc nghiên cứu này rất quan trọng, bởi vì nhiều doanh nghiệp startup khởi nghiệp thậm chí không biết MVP là gì.
  • Thử nghiệm A/B: Làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn một phương pháp hoạt động tốt hơn phương pháp còn lại? Ví dụ: Khi chúng ta kiểm tra lưu lượng truy cập kênh truyền thông doanh nghiệp. Hãy hướng một phần chuyển sang phiên bản A và một phần khác chuyển sang phiên bản B. Sau đó có thể so sánh kết quả và đưa ra những quyết định dựa trên kết quả.
  • Sức mạnh của sự quan sát: Những con số rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ dựa vào chúng. Khả năng quan sát giúp chúng ta hiểu người dùng theo cách mà các con số sẽ không cho chúng ta biết. Bằng cách quan sát khách hàng thật, chúng tôi có thể hiểu được cảm xúc, nỗi đau và khó khăn của họ.
  • Thất bại sớm hơn, thành công nhanh hơn: Nếu chúng ta không thất bại, điều đó có nghĩa là chúng ta chưa vượt quá giới hạn. Thất bại là một phần thiết yếu để trở nên thành công và thay đổi. Và chúng ta chỉ có thể thất bại một khi chúng ta thử điều gì đó thực sự khác biệt.
  • Tư duy thiết kế: Sức mạnh của tư duy thiết kế chính là sự đồng cảm của người dùng. Bởi vì mọi thứ bắt đầu từ quan điểm người dùng, sau đó, chúng ta nên tổng hợp xác định những gì cần truyền tải, ý tưởng, đưa ra mẫu thử và thử nghiệm.
  • Sức mạnh của việc xác định đối tượng mục tiêu: Điều quan trọng là xác định đối tượng mục tiêu, nếu chúng ta nhắm đến tất cả mọi người, chúng ta có thể không “đánh” được vào đối tượng khách hàng nào cụ thể. Khi chúng ta biết đối tượng mục tiêu của mình, chúng ta có thể đồng cảm với họ và giải quyết các vấn đề thực tế.
  • Đề xuất Giá trị Canvas: Nó là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ. Bằng cách lập bản đồ chi tiết công việc, liệt kê khó khăn và thống kê lợi ích của khách hàng, chúng tôi có thể hình dung một cách đơn giản cách tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa cho người dùng.
  • Xác định mục tiêu rõ ràng, nhưng chấp nhận con đường sẽ may rủi: Chúng ta nên biết mình muốn đi đâu, hay còn gọi là những mục tiêu. Tuy nhiên, cách chúng ta đến đó được khám phá trên suốt hành trình. Chúng ta càng học hỏi nhiều, con đường thành công càng trở nên tươi sáng.

Tất cả những điều này có thể được học hỏi chỉ sau thời gian ngắn bạn đồng hành cùng một startup khởi nghiệp. So với một doanh nghiệp truyền thống, tất cả trải nghiệm này khó có thể xảy ra, hoặc trong thời gian rất lâu. Đó là lý do tại sao mọi người nên tham gia Startup khởi nghiệp ít nhất một lần trong đời.

Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?

Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?

Mọi người đều nên trải nghiệm Startup khởi nghiệp ít nhất một lần. Đây sẽ là trải nghiệm thay đổi cuộc sống của bạn. Một khi bạn cho mình cơ hội khám phá trải nghiệm khởi nghiệp, bạn sẽ:

  • Rèn luyện bản thân trở nên can đảm và sáng tạo hơn
  • Khả năng đưa ra ý tưởng nhanh chóng
  • Biết điều chỉnh phương hướng cần thiết để đạt được thành công
  • Hiểu thất bại việc điều hiển nhiên. Bạn học hỏi từ những thất bại. Không gục ngã trước thất bại
  • Bạn học cách áp dụng thực tế thay vì say mê với các ý tưởng
  • Bạn chia sẻ ý tưởng của mình để làm cho nó tốt hơn bằng cách nhận phản hồi. Ý tưởng sẽ không thể có giá trị nếu không được thực hiện.

>> Xem tiếp: 6 giải pháp cứu vớt doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.

Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.

>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản


1900 1511