14/03/2021
Blog
3032

6 giải pháp cứu vớt doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh

Nội dung

6 giải pháp cứu vớt doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh

6 giải pháp cứu vớt doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh

Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng rơi vào thất bại ở một số thời điểm. Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thất bại trong những năm đầu tiên phát triển kinh doanh. Điều này có thể do nhiều lý do khác nhau. Cho dù những lý do này là do không lập kế hoạch phù hợp hay đơn giản là do thiếu doanh số. Chúng đều có sức ảnh hưởng lớn như nhau. Dưới đây là một số giải pháp sẽ làm thay đổi tư duy giúp bạn cứu hoạt động kinh doanh của mình nếu bạn thấy dần nản chí.

1. Thay đổi nhận thức của chính mình khi thất bại

Thay đổi nhận thức của chính mình khi thất bại

Để đảo ngược tình thế trong kinh doanh, giúp từ bại thành thắng, bạn cần thay đổi cách nhìn nhận của mình về tình hình hiện tại. Khi doanh nghiệp bắt đầu nhìn thấy những chuyển biến xấu, những khó khăn dần ập tới, tất cả mọi thành viên sẽ rơi vào cảm giác tuyệt vọng. Nhiều người thậm chí còn sẵn sàng cho kế hoạch buông bỏ.

Là người làm chủ tình thế, hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực của mình bằng những suy nghĩ tích cực và chủ động. Thay vì trách cứ bản thân bởi những tiếc nuối, những việc mình không thể làm, hãy tập trung vào những cách mà bạn có thể từng bước xoay chuyển tình thế.

Suy nghĩ tiêu cực chỉ giết chết mọi cơ hội hy vọng mà thôi. Hãy tin tưởng vào mình và những thành viên trung thành sẽ thay đổi được mọi thứ.

2. Hạn chế các khoản vay bên ngoài doanh nghiệp

Hạn chế các khoản vay bên ngoài doanh nghiệp

Trong những năm đầu tiên kinh doanh, chắc rằng bạn sẽ rất khó để sống nhờ vào doanh thu kinh doanh của mình. Trên thực tế, bạn có thể cần vay một khoản cá nhân để giúp phát triển hoạt động kinh doanh. Bạn có thể tham khảo các lựa chọn vay cá nhân mà không ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.

Tốt nhất, nên hạn chế nghĩ về những khoản vay đầy rủi ro trong khoảng thời gian khó khăn này. Hãy gồng gánh duy trì công việc kinh doanh mỗi ngày khá hơn. Để duy trì ổn khoản thu nhập cho đến khi doanh nghiệp bạn có thể tự đứng vững trở lại.

3. Nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết kinh doanh thất bại

Nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết kinh doanh thất bại

Người làm kinh doanh, không thể không biết từ thuật ngữ SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Đây là lúc bạn bình tĩnh và trung thực nhìn về tình trạng của doanh nghiệp mình. Để xem bạn đang ở vị trí nào? Đâu là những vấn đề doanh nghiệp bạn cần nghiêm túc khắc phục? Và dựa vào những thế mạnh nào doanh nghiệp bạn vẫn còn cơ hội để phát triển?

Phân tích SWOT là một cách hoàn hảo để giữ định hướng cho doanh nghiệp bạn đứng vững trên thị trường chung.

>> Tham khảo: Tổng hợp tất cả các bí quyết bán hàng online thành công (P.1)

4. Tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bạn

Tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng của bạn

Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh theo cảm tính. Họ thất bại đơn giản vì họ không biết nên tiếp thị cho ai. Sản phẩm/ dịch vụ họ kinh doanh nên hướng đến tiếp cận đối tượng nào.

Bạn luôn luôn phải là người hiểu rõ nhất, khách hàng mục tiêu nào có nhiều khả năng mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhất. Giúp bạn không lãng phí thời gian và công sức bản thân đi rao bán sản phẩm với những người không quan tâm. Hoặc tư vấn cho những người không có nhu cầu xung quanh.

>> Xem thêm: Bí quyết bán hàng online mỹ phẩm chốt đơn bỏng tay

5. Cắt giảm chi phí khi kinh doanh thất bại

Cắt giảm chi phí khi kinh doanh thất bại

Điều hành một doanh nghiệp thành công có nghĩa là bạn cần biết cắt bớt chi phí dư thừa khi cần thiết. Một số doanh nghiệp cố gắng theo đuổi các tiện ích mà các tập đoàn chuyên nghiệp có được. Nhằm thu hút nhân viên đầu quân vào hoặc thu hút khách hàng trải nghiệm mua hàng.

Nên tránh lối tư duy “xôi thịt” này vì nó có thể dẫn đến việc bạn thậm chí phải cắt giảm nhân sự do những chi phí phát sinh cắt cổ. Trong những giai đoạn khó khăn, bạn cần cắt giảm chi tiêu tùy ý nếu bạn có thể. Thậm chí dự tính đến các phương pháp thay thế khi các chi phí hoạt động ấy đã được cắt giảm hoàn toàn.

Hãy nhớ rằng, đây là doanh nghiệp của bạn, và bạn đang cố gắng cứu nó. Hãy có trách nhiệm và đưa ra những quyết định có lợi cho doanh nghiệp.

6. Quản lý dòng tiền doanh nghiệp

Quản lý dòng tiền kinh doanh tránh thất bại

Nếu bạn không ước đoán được có bao nhiêu tiền mặt sẽ “đổ” vào và bao nhiêu tiền mặt sẽ “trôi” ra khỏi doanh nghiệp trong thời gian tới. Bạn không thể lập bất cứ kế hoạch kinh doanh nào hiệu quả.

Nếu bạn không có đủ khả năng làm được điều đó, hãy dừng thử các phần mềm quản lý bán hàng, giúp hỗ trợ xử lý các dữ liệu kinh doanh. Bao gồm mức doanh thu thời điểm hiện tại thu về, so sánh tình hình kinh doanh thực tại và công nợ bạn cần chi trả.

Bạn cũng cần chủ động gửi hóa đơn cũng như phản hồi sớm với những đối tác mình vẫn còn tồn công nợ. Quản lý được doanh thu và dòng tiền là chìa khóa giúp bạn kéo dài tuổi thọ doanh nghiệp thành công nhất có thể.

Phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh UPOS - Chìa khóa thành công

Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.

Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.

>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản


1900 1511