29/03/2021
Blog
1837

Thống kê những sự thật về bán hàng online trên thế giới

Nội dung

Thống kê những sự thật về bán hàng online trên thế giới

Thống kê những sự thật về bán hàng online trên thế giới

Khi nói về bán hàng online, nhiều người thường nghĩ đến một chủ shop, một cửa hàng online ngày càng phát triển, liên tục quảng bá cho những sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi mới. Bán hàng online dựa vào phần lớn là chiến lược phát triển phù hợp hơn là chạy theo xu hướng mới của thị trường.

Mặc dù, có nhiều chủ shop vẫn đang hướng tới các thị trường mới, triển khai thêm nhiều kênh mới, nhập về nhiều sản phẩm đang hot,... để thu được lợi nhuận cao hơn. Thị trường kinh doanh online cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển vượt bậc. Nhưng để thành công chắc chắn, người bán phải dựa theo những dữ kiện và số liệu thống kê tình hình kinh doanh. Để đề ra những chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp mình.

Mặc dù bán hàng online vẫn là hình thức bán hàng tương đối mới - do sự kết hợp với công nghệ, nhưng bán hàng online hoàn toàn có thể mang lại cho chủ shop những khoản thu nhập ổn định. Và nếu bạn là một nhà bán lẻ nhỏ hoặc lớn, có mặt bằng bán hàng offline, bạn có thể cải thiện mức tăng trưởng doanh số của mình chỉ bằng cách thêm những chiến lược phát triển vào kế hoạch kinh doanh của bạn.

Sau đây là 15 thống kê số liệu về bán hàng online trên toàn thế giới, bạn sẽ cần biết để cải thiện hoạt động của cửa hàng online của mình.

Những thống kê về sự thật của bán hàng online

Hầu hết khách mua hàng online thích mua sắm online vì nhiều lý do:

  • Tiết kiệm thời gian
  • Ít thuế, tiết kiệm chi phí
  • Nhận được nhiều ưu đãi online
  • Dễ dàng so sánh, lựa chọn
  • Không phải chen lấn, chờ đợi
  • Đa dạng sản phẩm

15 thống kê số liệu về bán hàng online trên toàn thế giới

Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng có thói quen nghiên cứu sản phẩm trên online trước và nắm về giá cả khi trước họ đến shop thực tế để mua hàng. Và nếu họ nhận thấy dịch vụ giao hàng nhanh chóng và giá cả phải chăng, họ sẽ ưu tiên mua hàng online hơn là đến cửa hàng để mua những mặt hàng không cần phải trải nghiệm, thử hàng trực tiếp.

Ngược lại, khách hàng ít có khả năng quyết định mua hàng online ngay lập tức đối với những mặt hàng yêu cầu phải tận mắt thấy tay sờ mới được. Ví dụ: khách hàng có thể đến xem giày và thử size phù hợp, nhưng họ vẫn mong muốn mua hàng online nếu có ưu đãi về giá tốt hơn khi mua hàng online so với mua tại cửa hàng.

Người bán cần lưu ý về trải nghiệm mua hàng online trên di động 

Như thống kê sau đây bạn sẽ thấy, bán hàng trên các thiết bị di động vô cùng quan trọng đối với các chủ shop có thu nhập chính từ các kênh bán hàng online. Nếu người bán không phát triển hoặc tối ưu tốt gian hàng online trên điện thoại di động, bạn sẽ gặp khó khăn hơn so với đối thủ, khi phải thu hút khách hàng đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Đặc biệt, nếu sản phẩm là mặt hàng được bán vô cùng đại trà trên thị trường online.

Người bán cần lưu ý về trải nghiệm mua hàng online trên di động

Việc tối ưu mua hàng online trên thiết bị di động là mang lại tính năng thanh toán nhanh chóng và đơn giản hơn, tham khảo sản phẩm hay mua hàng chỉ bằng vài cú chạm màn hình, hình ảnh chân thực và giao diện dễ sử dụng, đáp ứng tốt các thao tác cuộn cảm ứng trên di động của khách hàng. Phát triển gian hàng trên thiết bị di động có thể giúp bạn tiếp cận đến hàng nghìn khách hàng mỗi tháng truy cập từ máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.

>> Tham khảo: Bài học bán hàng online cho người mới bắt đầu kinh doanh

Một số sự thật thú vị về bán hàng online

Một số sự thật thú vị về bán hàng online

  1. Bán hàng online thực sự bắt đầu vào năm 1979. Michael Aldrich đã kết nối tivi với đường dây điện thoại để tạo ra hình thức mua sắm online, vốn bùng nổ vào những năm 1980 và 1990 trước khi Internet ra đời.
  2. Amazon ra mắt vào năm 1995. Tuy nhiên, Amazon đã không có lãi cho đến năm 2003. Giá trị đơn hàng trung bình tính đến năm 2012 của Amazon là 47,31 đô la và tất nhiên, Amazon được biết đến là một trong những nhà bán lẻ online lớn nhất.
  3. Netflix không phải là nhà bán lẻ DVD online đầu tiên. Blockbuster đã tạo ra Blockbuster.com vào năm 2004, nhưng không rõ khi nào thì dịch vụ này giống như Netflix. Cuối cùng, Redbox và Netflix ra đời đã dẫn đến sự sụp đổ của những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực video giải trí gia đình.
  4. Tính đến quý 3 năm 2012, mỗi giây đã diễn ra 4.423 đô la cho mỗi giao dịch qua Paypal. Paypal đã mở rộng trong những năm gần đây và trở thành cách thanh toàn online phổ biến nhất mà không cần phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng của bạn.
  5. Groupon đã từ chối một thỏa thuận từ Google với giá 6 tỷ USD vào năm 2010. Công ty môi giới thỏa thuận trực tuyến đã trở thành công ty IPO vào năm tiếp theo.

>> Đọc thêm: Khung giờ đăng bài bán hàng online trên Facebook tốt nhất

Sự thật mạng xã hội có tác động lớn như thế nào đến bán hàng online?

Sự thật mạng xã hội có tác động lớn như thế nào đến bán hàng online?

  1. Zappo kiếm tiền từ các lượt giới thiệu thông qua mạng xã hội. Nhà bán lẻ online này thu về 0,75 đô la từ Pinterest, 2,08 đô la từ Facebook và 33,66 đô la từ Twitter.
  2. 46% người mua sắm online trên mạng xã hội có khả năng quyết định mua thứ gì đó online hay không.
  3. 47% người mua sắm online nói rằng Facebook có tác động lớn nhất đến những gì họ mua.
  4. 54% người dùng Facebook sử dụng điện thoại của họ để truy cập. Không còn nghi ngờ gì nữa, bán hàng online trên thiết bị di động đã phát triển nhanh chóng và tiếp tục mang lại hàng tỷ đô la cho các nhà bán lẻ có cửa hàng trực tuyến truy cập bằng thiết bị di động.
  5. Polyvore có giá trị đặt hàng trung bình lớn nhất xấp xỉ 66,75 đô la cho mỗi đơn hàng.
  6. Hơn 80% người dùng Internet đã mua hàng hóa và dịch vụ online.
  7. 50% người dùng Internet đã mua sắm tại các shop online nhiều hơn một lần.
  8. Đến năm 2040, ước tính rằng 95% tất cả các giao dịch mua sắm sẽ thông qua online.
  9. Quốc gia phát triển cao nhất về thương mại điện tử là Ấn Độ, tiếp theo là Ả Rập Xê Út, Indonesia, Australia và Philippines. Mua sắm online tăng trưởng thấp nhất tại Latvia, Ukraine và Pháp.
  10. Theo ước tính của eMarketer, doanh số bán lẻ online đạt 2,3 nghìn tỷ đô la trong năm 2017, tăng 23,2% so với năm trước.

Những thống kê khác về bán hàng online trên thế giới

Từ những thông tin trên về bán hàng online, ta có thể thấy rõ ràng việc bán hàng online liên kết với mạng xã hội và các thiết bị di động là điều vô cùng cần thiết để phát triển kinh doanh dành cho bất kỳ nhà bán hàng online nào.

Tuy nhiên dựa vào những thông tin thống kê về bán hàng online, bạn có thể học hỏi được nhiều điều. Từ đâu là cửa hàng bán hàng online lớn nhất, nhóm tuổi nào thích mua sắm online nhất và phương thức thanh toán trực tuyến nào được khách hàng ưa chuộng nhất.

  • Hầu hết những người mua sắm trực tuyến sử dụng chuyển khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng để thanh toán. Trên thực tế, 40% giao dịch mua hàng online được thực hiện bằng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Paypal đang nhanh chóng tăng trưởng ở mức 35%.
  • Người mua sắm ở Bắc Dakota chi tiêu nhiều tiền nhất trên Internet. Thông thường, cư dân của bang này chi 16,17% thu nhập của họ để mua hàng online.
  • Đơn vị kinh doanh online lớn nhất hiện nay là Amazon. Đứng thứ hai là eBay, tiếp theo là Apple, Walmart và The Home Depot.
  • Những khách hàng online ở các nhóm tuổi từ 31 đến 44 và 55 đến 65 chi nhiều tiền nhất để mua sắm trực tuyến với 68%.
  • Người mua sắm trực tuyến chi từ 1.200 đến 1.300 đô la cho các giao dịch mua hàng được thực hiện qua Internet mỗi năm.
  • Pizza Hut là chuỗi cửa hàng pizza đầu tiên cung cấp dịch vụ đặt hàng online vào năm 1994.
  • Hầu hết những người tiêu dùng (với tỷ lệ 71%) tin rằng họ có thể tìm được giá tốt hơn khi mua trên online thay vì đến cửa hàng.
  • Dự kiến, số lượng người tiêu dùng online sẽ tăng lên 201 triệu người vào năm 2025.
  • Tính đến thời điểm hiện tại, có 195 triệu người tiêu dùng trực tuyến mua hàng mỗi phút thông qua các gian hàng thương mại điện tử.

Dự đoán cho bán hàng online trong năm 2021

Hầu hết các số liệu thống kê này chỉ ra rằng mua hàng online đã là cách tốt nhất để các doanh nghiệp mở rộng loại sản phẩm và tăng trưởng doanh số bán hàng.

Trong thập kỷ tới, có khả năng mua sắm online sẽ tăng đáng kể đến mức hầu hết các giao dịch mua được thực hiện trực tuyến ngay cả đối với những mặt hàng cần “được nhìn thấy” trước.

Điều này là do công nghệ mới, thanh toán nhanh hơn và dễ dàng hơn khi so sánh giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại về việc thiếu an toàn khi mua sắm online.

Với một số vi phạm về bảo mật trực tuyến đối với các nhà bán lẻ lớn như Target, Home Depot và Neiman Marcus, mọi người đang tìm kiếm các cách an toàn hơn để thanh toán trực tuyến mà không yêu cầu họ cung cấp trực tiếp số thẻ tín dụng.

Các kế hoạch tiếp theo của kinh doanh online là cần tập trung phát triển xung quanh việc mua sắm an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Nếu các nhà bán lẻ có thể đảm bảo rằng khách hàng của họ sẽ có trải nghiệm hài lòng nhất khi mua sắm online, thì không có lý do gì để khách hàng phải đến tận cửa hàng để mua hàng.

>> Đọc tiếp: Thắc mắc kinh doanh: Bán hàng online dễ hay khó?

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.

Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.

>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản


1900 1511