31/08/2020
Blog
4807

Thắc mắc kinh doanh: Bán hàng online dễ hay khó?

Nội dung

BÁN HÀNG ONLINE DỄ HAY KHÓ: Cùng đi tìm câu trả lời

Từ khi mua sắm online đã trở thành thói quen của người tiêu dùng thúc đẩy cán cân "cầu" tăng cao. Thì theo lẽ tự nhiên cán cân "cung" cũng theo đó được kéo lên. Đó là lý do giải thích cho sự xuất hiện rầm rộ của các shop và người bán hàng online trên thị trường.

Bán hàng online dễ hay khó

Những câu chuyện về bán hàng online với thu nhập khủng vài chục triệu đồng mỗi tháng trở nên đầy lôi cuốn. Những hot girl hot boy, nhờ bán hàng online mà được đi du lịch checkin sang chảnh, ăn tối các nhà hàng 5 sao. Những chị em nội trợ từ bán hàng online mà có dư dả tiền bạc cũng như thời gian đi tân trang, sửa san sắc đẹp. Chẳng phải tất cả những câu chuyện qua hình ảnh và status cứ xuất hiện mỗi ngày trên Facebook rất gây ấn tượng và tò mò hay sao?

Thế nhưng, có thể đó chỉ là bề nổi của câu chuyện bán hàng online. Để có được thành công như họ bạn phải chọn được đúng hướng đi và lập ra kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nhất. Cộng với sự đam mê, cố gắng, kiên trì và ham học hỏi để sẵn sàng hành trang cho mình, chắc chắn bạn cũng sẽ sớm thành công theo đuổi hình thức kinh doanh mới này.

Vậy, bán hàng online dễ hay khó?

Khi bạn muốn bán hàng online, bạn cần phải học hỏi những kiến thức gì và trang bị những kỹ năng nào cần thiết?

Liệu một người gà mờ về công nghệ có thể bán hàng online được hay không?

Bán hàng online dễ hay khó

Có hàng trăm hàng ngàn vấn đề phát sinh mà bạn cần quan tâm, chú ý khi bạn bắt tay vào bán hàng online. Bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng bán hàng từ cơ bản đến nâng cao để bán hàng online hiệu quả. Tốt nhất bạn nên học hỏi từ kinh nghiệm những người đi trước. Trong giới hạn bài viết, UPOS sẽ chỉ chia sẻ cho bạn một vài ý kiến cá nhân và phân tích một số vấn đề liên quan đến kinh doanh. Để bạn có được cái nhìn bao quát về con đường bán hàng online. Trả lời cho câu hỏi thế thì bán hàng online là Dễ hay là Khó?!?

Kinh doanh online dễ hay là khó

UPOS xin khẳng định với bạn rằng bất kỳ ai ở bất kỳ thời điểm nào, một khi đã kinh doanh. Là Không Hề Dễ Dàng, không phân biệt là bạn mở một cửa hàng chính thức hay bạn kinh doanh online trên mạng.

2020 là một năm đầy biến động của ngành kinh doanh online khi có rất nhiều doanh nghiệp mới đầy tham vọng gia nhập thị trường. Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh mẽ đến hầu hết các ngành kinh tế. Tuy nhiên, nó lại là đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường kinh doanh online. Hành vi của người tiêu dùng chuyển hướng mạnh mẽ từ offline sang online. Điều đó dẫn đến sự gia nhập của hàng loạt những tên tuổi mới trong ngành.

Kinh doanh không hề dễ dàng

Theo số liệu được iPrice Group công bố, tổng kết quy II/2020, Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam với gần 54,5 triệu lượt truy cập website mỗi tháng. Đây là quý thứ 4 liên tiếp Shopee đạt tăng trưởng về lượng truy cập website. Theo đó, Tiki, Lazada VN lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4, đứng sau Thế Giới Di Động về số lượt truy cập website hàng tháng. Tuy nhiên, trên nền tảng Facebook, Lazada VN dẫn đầu với gần 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng, sau đó là Shopee với gần 18 triệu lượt và Tiki chưa đến 3 triệu lượt.

Xu hướng bán hàng đa kênh "lên ngôi"

Theo báo cáo thường niên của We Are SocialHootsuite, mạng xã hội là kênh marketing chủ lực được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn. Tỷ lệ các doanh nghiệp bán hàng qua mạng xã hội đạt hiệu quả 26%, bán qua website là 28% và qua các ứng dụng là 59%.

Còn theo khảo sát của HBR, 73% trong số 46 nghìn người tiêu dùng đánh giá cao trải nghiệm mua sắm đa kênh của các cửa hàng online. Trên thực tế, mô hình bán hàng đa kênh đã xuất hiện trong nhiều năm, nhưng mãi đến thời gian gần đây nó mới được tiếp cận rộng rãi. Trong năm 2019, có 97% cửa hàng online áp dụng bán mô hình bán lẻ đa kênh, trong đó có hơn 54% chủ shop sử hữu 5 kênh bán hàng. Điều đó cho thấy, bán hàng đa kênh đang trở thành xu hướng rõ rệt trong thời gian tới.

Để quá trình bán hàng đa kênh hiệu quả và kiểm soát tình hình tốt hơn, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến và sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh. Được nhiều chủ doanh nghiệp tin tưởng sử dụng, phần mềm quản lý bán hàng online UPOS Việt Nam ngày càng khẳng được vị thế của mình giữa hàng chục phần mềm quản lý khác.

Nhận thấy xu hướng bán hàng đa kênh phát triển, UPOS đưa ra tính năng quản lý đồng bộ đa kênh hỗ trợ các chủ doanh nghiệp kiểm soát tình hình kinh doanh tốt hơn. Đồng thời, nhờ kết nối API, UPOS còn giúp chủ doanh nghiệp tự động trả lời comment, inbox từ các nguồn kênh bán hàng nhằm tránh tình trạng sót đơn. Bên cạnh đó, việc tích hợp vận chuyển cũng giúp các doanh nghiệp giảm tối đa thời gian xử lý và giao hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ không thể thiếu với mọi hình thức kinh doanh dù là online hay offline tại shop. Hãy tìm mua ngay một phần mềm quản lý bán hàng online ngay lập tức. Việc bán hàng sẽ chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay bạn. Hiện tại UPOS có các gói dịch vụ phù hợp cho từng mô hình kinh doanh khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng giá các gói tại đây.

Dự đoán trong Quý III/2020, khi xu hướng bán hàng đa kênh lên ngôi thống lĩnh thị trường, mức độ tăng trưởng của thị trường kinh doanh online tăng mạnh hơn nữa nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Với những con số trên, mỗi người trong chúng ta sẽ có những nhận định và góc nhìn khác nhau về việc bán hàng online tại thời điểm năm 2020 này. Bởi vì những hạn chế do tình hình dịch bệnh SARS-COVI-2 diễn biến phức tạp. Cũng có người cho rằng đó lại là cơ hội tiềm năng thúc đẩy cho việc bán hàng online được phát triển hơn trước.

Sự phát triển của thị trường kinh doanh online

Không thể nói được rằng ai đúng ai sai trong việc này. Tuy nhiên có một thức tế rõ thấy nhất "Kinh doanh online là một sân chơi lớn, dành cho những ai có khát vọng mạnh mẽ." Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những góc nhìn bên trong lăng kính kinh doanh. Cho bạn thêm nhận thức thực tế để tự trả lời được câu hỏi "Bán hàng online dễ hay khó" cho chính bản thân mình.

Kinh doanh online dễ hay khó


1900 1511