22/03/2021
Blog
1606

Người bán chia sẻ kinh nghiệm bán hàng Shopee cực hiếm

Nội dung

Người bán chia sẻ kinh nghiệm bán hàng Shopee cực hiếm

Người bán chia sẻ kinh nghiệm bán hàng Shopee cực hiếm

Shopee là một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi bạn chọn bán hàng online tại Việt Nam, Shopee chắc chắn là nền tảng bạn sẽ không thể bỏ qua. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trên nền tảng khá gay gắt, vậy làm thế nào để tăng doanh số bán hàng Shopee của bạn? Trong bài viết UPOS xin tổng hợp một số kinh nghiệm bán hàng Shopee được người bán chia sẻ.

1. Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee

Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee

Để tăng doanh số bán hàng trên Shopee của bạn, ngoài việc sử dụng nút "đẩy sản phẩm", khuyến mãi giảm giá, tham gia các chiến dịch, tối ưu gian hàng theo từng danh mục, bạn cũng có thể sử dụng các chiến lược sau để tăng doanh số của Shopee.

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm, phản hồi nhanh chóng từ người bán là cơ hội mua của khách hàng cũng sẽ tăng lên
  • Đưa ra mức giá tốt: Với sự phổ biến của hình thức mua sắm trực tuyến, lợi thế giá tốt là cách tốt nhất để thu hút người tiêu dùng. Với tình hình cạnh tranh gay gắt trên nền tảng thương mại điện tử, tham khảo giá của đối thủ, là cách tốt nhất để bạn chọn ra mức giá bán phù hợp cho mình.
  • Hình ảnh sản phẩm chất lượng cao và mô tả sản phẩm chi tiết: Có hình ảnh sản phẩm chất lượng cao là chìa khóa để thu hút người mua nhấp vào sản phẩm của bạn
  • Liên kết với các kênh mạng xã hội: Hiện tại, nếu bạn muốn tăng doanh số bán hàng cho cửa hàng của mình, thì trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,...) rất phù hợp để hiển thị sản phẩm của bạn. Bạn có thể hướng dẫn người dùng các mạng xã hội chuyển đến gian hàng Shopee đặt hàng, để nhận được nhiều ưu đãi về giá và phí vận chuyển từ nền tảng
  • Đánh giá sản phẩm: Những đánh giá thực tế, tích cực từ khách đã mua sẽ khuyến khích khách hàng mua sau tin tưởng sản phẩm bạn bán hơn. Vì vậy, những đánh giá về sản phẩm cũng rất quan trọng. Hãy cố gắng làm khách hàng hài lòng về trải nghiệm mua hàng nhất có thể

>> Xem tiếp: Hướng dẫn cách bán hàng online trên shopee tăng đơn ầm ầm

2. Mẹo bán hàng trên Shopee giúp tăng doanh số bán hàng

Mẹo bán hàng trên Shopee giúp tăng doanh số bán hàng

Bán hàng trên Shopee là đôi bên cùng có lợi. Bạn sẽ bán được số lượng sản phẩm vượt ngoài mong đợi. Và quan trọng nhất, bán hàng trên Shopee đồng nghĩa với sự tin tưởng của khách hàng. Do khách hàng yên tâm bởi các chính sách bảo vệ khách hàng của Shopee.

Cùng tham khảo một số kinh nghiệm bán hàng trên Shopee được các nhà bán hàng chia sẻ:

  • Sử dụng từ khóa: Hãy chèn thêm từ khóa tìm kiếm (những từ khách hàng có khả năng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm của bạn phổ biến nhất) vào tên sản phẩm và mô tả sản phẩm trên Shopee của bạn. Giúp tăng khả năng hiển thị sản phẩm bạn bán khi khách hàng tìm mua sản phẩm. Bạn cũng có thể theo dõi từ khóa của các đối thủ đang nằm ở vị trí đầu tìm kiếm.
  • Sử dụng hashtags: Thêm các thẻ hashtag có liên quan vào mô tả sản phẩm sẽ tăng đáng kể cơ hội hiển thị sản phẩm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa theo hashtag đó. Hashtag có thể là từ khóa mà bạn viết kèm dấu # ví dụ như #sacduphong #oplungiphone #suaruamat #kemduongam
  • Phân loại sản phẩm (Nên làm đúng): Chúng tôi không thể phủ nhận một thực tế là nhiều khách hàng thích tham khảo, tìm mua sản phẩm theo chủ đề liên quan. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã phân loại sản phẩm mình bán theo danh mục sản phẩm rõ ràng và chi tiết. Bằng cách này, bạn sẽ khoanh vùng được đối tượng khách hàng mục tiêu tốt nhất. Từ đó, cơ hội bán hàng được tăng lên gấp nhiều lần.
  • Thời gian đăng sản phẩm: Thời gian tốt nhất để đăng hoặc cập nhật sản phẩm lên gian hàng Shopee để sản phẩm tiếp cận mới được nhiều người dùng nhất là từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. Shopee ưu tiên hiển thị các sản phẩm mới đăng/ cập nhật trước các sản phẩm khác.
  • Nút đẩy sản phẩm: Sử dụng chức năng này, bạn có thể đánh dấu từ khóa được gán cho sản phẩm. Theo cách này, nếu khách hàng tìm kiếm cùng một từ khóa thì sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện trong các kết quả hàng đầu. Sử dụng nút đẩy sản phẩm sau mỗi 4 giờ (tối đa).

Thị trường bán hàng trên Shopee ngày càng cạnh tranh đòi hỏi những nhà bán hàng phải cố gắng rất nhiều để có cơ hội bán hàng công bằng so với các đối thủ lớn khác cùng lĩnh vực.

>> Tham khảo: Cách bán hàng trên Shopee mới nhất và tăng đơn nhanh chóng

3. Cách bán hàng trên Shopee từ A đến Z

Cách bán hàng trên Shopee từ A đến Z

  • Tạo gian hàng Shopee: Đầu tiên, bạn cần tạo một tài khoản Shopee bằng cách đăng ký trên Ứng dụng Shopee hoặc trang website https://shopee.vn/. Bạn sẽ được hướng dẫn xác minh số điện thoại và địa chỉ email để tạo thành công tài khoản. Sau đó, bạn sẽ được hệ thống kết nối dẫn đến trang “Kênh người bán” để hoàn thành hồ sơ gian hàng và đăng tải sản phẩm bán hàng. Một số thông tin cơ bản để thiết lập gian hàng bao gồm: Tên thương hiệu, tên shop đặc biệt và dễ nhớ, hình ảnh đại diện như logo cửa hàng và mô tả lĩnh vực kinh doanh chính.
  • Tạo danh sách sản phẩm bán hàng Shopee: Shopee khuyến khích mọi người bán nên đọc kỹ “chính sách về các mặt hàng cấm và hạn chế kinh doah” trước để đảm bảo sản phẩm bạn sắp bán trên Shopee sẽ phù hợp với các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận. Sau khi đăng nhập tài khoản trên “Kênh người bán”, bạn đã sẵn sàng để đăng một sản phẩm mới. Bạn cần điền vào những thông tin bắt buộc như tên sản phẩm và thuộc danh mục nào. Tiếp theo, nhập mô tả sản phẩm chi tiết và bất kỳ thông tin thuộc tính nào giải thích rõ hơn về sản phẩm và công dụng của nó. Tiếp đến, chèn giá, các mẫu mã lựa chọn, số lượng tồn kho thật trước khi đăng tải hình ảnh lên. Cuối cùng, người mua sẽ muốn biết về chi phí vận chuyển, vì vậy hãy cập nhật cài đặt về trọng lượng, kích thước, phí vận chuyển và lựa chọn các nhà vận chuyển bạn mong muốn hợp tác giao hàng. Và kết thúc với nút Lưu và Đăng sản phẩm.
  • Đóng gói đơn hàng thành công: Vì mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau nên cần được đóng gói theo quy cách khác nhau để tránh thiệt hại không đáng có trong quá trình vận chuyển hoặc không hài lòng từ phía người mua. Nến áp dụng từ hai đến ba lớp bọc bong bóng cho mỗi sản phẩm. Nếu đó là sản phẩm dạng lỏng, hãy băng kín phần mở của hộp đựng hoặc nắp đậy, kèm đệm khí để tránh bị đổ trong quá trình di chuyển. Đối với đơn hàng với nhiều sản phẩm, nên băng các sản phẩm cố định lại với nhau để tránh va chạm. Hãy dán một nhãn báo hàng dễ vỡ lên trên các bưu kiện hoặc hộp, điều này rất quan trọng.
  • Sự hài lòng của khách hàng: Xếp hạng sản phẩm và cửa hàng phản ánh những cảm nhận của khách hàng trước về trải nghiệm mua hàng và sử dụng sản phẩm. Đây cũng là thông tin mà những khách hàng tiềm năng sau có thể lấy làm cơ sở để xác định xem sản phẩm có đáp ứng được mong đợi hay không và cửa hàng có đáng tin cậy hay không.

“Người mua sẽ được nhắc nhở đánh giá mọi sản phẩm họ nhận được trong vòng 15 ngày kể từ ngày hoàn thành đơn đặt hàng và được phép chỉnh sửa xếp hạng của họ một lần trong vòng 30 ngày kể từ ngày họ xếp hạng lần đầu tiên”.

“Người mua được khuyến khích đánh giá chi tiết sản phẩm bao gồm mô tả cảm nhận ít nhất 50 ký tự và ảnh của sản phẩm trong bài đánh giá để kiếm thêm Shopee Xu. Người mua có thể xem các xếp hạng này khi duyệt kết quả tìm kiếm hoặc trang sản phẩm, ”Shopee cho biết thêm.

Dưới đây là những mẹo hay khác để tăng doanh số bán hàng trên Shopee:

  • Đầu tư vào gian hàng chất lượng cao mang lại nhiều khả năng chuyển đổi thành doanh số bán hàng cao hơn. Bạn có thể cải thiện điều này bằng cách sử dụng hình ảnh sản phẩm được chụp chuyên nghiệp và mô tả thông tin sản phẩm trung thực và tổng hợp nhất.
  • Shopee cho biết: “Điều này giúp người mua có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm của bạn, rút ngắn giai đoạn tìm hiểu và thuyết phục họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng”
  • Giá cả là một yếu tố quan trọng có thể “một ăn cả ngả về không” trong kinh doanh. Vì vậy, quyết định đặt giá bán sản phẩm nên dựa trên chủng loại sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và thị trường -  một chiến lược cần được áp dụng và duy trì doanh số bán hàng. Bạn có thể thực hiện tìm kiếm từ khóa trên các nền tảng khác sẽ giúp xác định những đối thủ khác đang đặt giá bán ở mức nào.
  • Sử dụng các ưu đãi, khuyến mại như giao hàng miễn phí hoặc phiếu mua hàng để mang lại giá trị tốt hơn cho người mua. Thu hút người xem chuyển đổi thành khách đặt đơn hàng Shopee.
  • Bán sản phẩm theo gói, combo hoặc trợ giá - điều này hấp dẫn đối với những người mua muốn mua nhiều loại sản phẩm, đổi lại sẽ giúp bán được nhiều hơn và tăng số lượng đơn vị hàng hóa.
  • Phiếu mua hàng có thể tăng lưu lượng truy cập đến gian hàng Shopee, nhưng hãy cân nhắc về hiệu quả hoạt động của sản phẩm trước. Chiến lược phiếu thưởng ở Shopee với số lượng cố định như hoàn tiền bằng xu, hoặc chiết khấu phần trăm.

>> Đọc tiếp: Cách bán hàng Livestream Shopee chốt đơn ầm ầm (P.1)

Quản lý hàng tồn kho Shopee - Sử dụng các phần mềm bán hàng

Quản lý hàng tồn kho là một kỹ năng quan trọng khi kinh doanh nói chung và bán hàng trên Shopee nói riêng. Nếu không quản lý tồn kho chặt chẽ, chỉ cần thất thoát 1 vài sản phẩm là đã gây thiệt hại không nhỏ mà bạn phải bán rất nhiều đơn hàng mới có thể kéo lại được. Thay vì “ôm hàng” với số lượng lớn, bạn nên tận dụng các mối quan hệ để được lấy hàng với giá sỉ với số lượng nhỏ, bạn vừa có thể giảm thiểu tối đa rủi ro hàng tồn kho, vừa đa dạng mặt hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng trên Shopee UPOS Việt Nam

Ngoài ra, còn 1 cách khác hiệu quả hơn đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trên Shopee giúp bạn kiểm soát hàng tồn kho chính xác đặc biệt là khi bán hàng đa kênh. Ngày nay, các Phần mềm quản lý bán hàng ra đời và trở thành công cụ không thể thiếu dành cho các người bán trong thời đại công nghệ. Các phần mềm này giúp bạn liên kết mọi hoạt động bán hàng từ offline tại cửa hàng đến online trên các kênh (Facebook, Shopee, Tiki, Lazada, Sendo...). Các chủ shop có thể quản lý đồng bộ, đơn hàng, kho hàng, vận chuyển, khách hàng,... chỉ trên một màn hình duy nhất.

Hàng triệu người bán đã sở hữu Phần mềm quản lý bán hàng cho riêng mình, còn bạn thì sao?


1900 1511