Hướng dẫn cách bán hàng online trên Shopee tăng đơn ầm ầm
Có thể người tiêu dùng đã quá quen thuộc với ứng dụng Shopee và hoạt động mua hàng trên sàn thương mại điện tử này. Nhưng khi trở thành người bán hàng, bạn cần phải tìm hiểu nhiều hơn về phương thức bán hàng online trên Shopee hiệu quả. Vì bán hàng chưa bao giờ là dễ dàng. Và dù cho đã tồn tại sẵn một "sân chơi" dành cho mọi nhà bán hàng, bạn cũng cần nắm được nội quy và những hướng dẫn bán hàng chi tiết.
Bán hàng online trên Shopee là lựa chọn đúng đắn
Với hình thức bán hàng đang dẫn đầu hiện nay là: Bán hàng đa kênh. Ngoài việc bán hàng trên Facebook đã trở nên quá phổ biến, hàng ngàn người bán hàng đã "lấn sân" ra các sàn thương mại điện tử, nơi tập trung sẵn số lượng lớn khách hàng sử dụng bởi những lợi ích của hình thức mua hàng mới này. Các sàn thương mại điện tử ra đời mang đến nhiều nguồn khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh thu.
Shopee cũng vậy, tên tuổi này về Việc Nam đóng vai trò là một kênh bán hàng, mua hàng điện tử mới. Đến nay Shopee gần như trở thành 1 trong những cái tên đứng đầu về kênh thương mại điện tử được người dùng tin tưởng.
Về hoạt động bán hàng hay mua hàng, Shopee đều đơn giản hơn rất nhiều các hình thức bán hàng online trước đây (như trên Facebook, website và các trang mạng xã hội khác). Vì hầu như mọi thao tác bán hàng lẫn mua hàng đều được tự động hóa, bao gồm cả trả giá và thương lượng giá bán.
Các bước bán hàng cũng được đơn giản hóa, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản bán hàng trên Shopee, Tạo gian hàng hoàn chỉnh, Đăng hình sản phẩm và mô tả tương ứng, Nhập giá thành phù hợp và số lượng tồn kho. Cuối cùng chọn đăng bán là xong.
Bạn có thể bày bán tất cả sản phẩm mình có. Không quan trọng là khác mặt hàng, khác mẫu mã, xuất xứ, chức năng,... Shopee còn giúp bạn phân loại sản phẩm ra theo từng danh mục cho dễ quản lý. Không chỉ người bán mà người mua cũng có thể biết trước sản phẩm nào còn trong kho, mẫu nào hết.
Đặc biệt, Shopee còn thay bạn theo dõi hiệu quả bán hàng với chức năng báo cáo. Có rất nhiều thông số chi tiết trong phần báo cáo giúp bạn kiểm soát được tình hình bán hàng.
Tất cả mọi sản phẩm được cho phép kinh doanh trong khung pháp lý đều được đăng bán với đủ mẫu mã, đủ thương hiệu và đa dạng giá cả. Do đó, người mua cũng có vô số lựa chọn để quyết định mua sản phẩm ở shop nào. Nên chọn bán hàng trên online trên Shopee vừa là một lựa chọn đúng đắn do đầy cơ hội và tiềm năng kinh doanh, nhưng cũng vừa là thử thách vì tính cạnh tranh rất lớn.
Tổng hợp cách bán hàng trên shopee hiệu quả
Vậy làm thế nào để đạt được thành công khi bắt đầu triển khai bán hàng trên Shopee. UPOS xin được tổng hợp 10 kinh nghiệm bán hàng online trên Shopee hiệu quả do các nhà bán hàng lâu năm đúc kết được. Mong rằng những kinh nghiệm sau sẽ mang lại những kiến thức kinh doanh có giá trị cho bạn.
1. Lựa chọn sản phẩm và chiến lược kinh doanh
Nếu bạn đã có sản phẩm hiện kinh doanh thì bạn không cần để tâm đến phần này nữa, bạn chỉ cần chọn cho mình hướng kinh doanh thắng thế so với đối thủ. Để làm việc này, hãy "tàu ngầm" trong những gian hàng của đối thủ bán cùng mặt hàng. Để xem họ nói về sản phẩm của họ như thế nào, họ bày bán những gì, giá cả ra làm sao và được khách hàng phản hồi như thế nào. Cố để làm tốt hơn những gì đối thủ đã và đang thực hiện trên Shopee, bạn sẽ gặt hái được kết quả.
Quay lại với vấn đề lựa chọn sản phẩm. Nếu bạn có ý định bán hàng online trên Shopee nhưng chưa quyết định được sẽ kinh doanh mặt hàng nào để bắt đầu nhập bán. Bạn có thể tham khảo thông tin sau:. Trên Shopee các sản phẩm thường nằm trong 2 phân khúc là Sản phẩm phổ thông và Sản phẩm chuyên biệt.
Mọi sản phẩm thông dụng như quần áo, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, đồ gia dụng,... được nhìn chung như Sản phẩm phổ thông. Những mặt hàng này bạn có thể kinh doanh suốt 4 mùa quanh năm không bị hạn chế. Ngoài ra, nhu cầu mua hàng của những loại sản phẩm này cũng lớn. Tuy nhiên, chọn kinh doanh Sản phẩm phổ thông bạn sẽ đối mặt với rất nhiều đối thủ lâu năm, những tên tuổi thậm chí thương hiệu lớn. Do đó, người mua hàng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, đặc biệt là về giá. Người mua hàng sẽ có xu hướng chọn mua ở những gian hàng có lượt mua nhiều, lượt đánh giá cao và đáng tin cậy hơn. Nên nhóm sản phẩm này không thích hợp cho các bạn mới bắt đầu kinh doanh vì khả năng thành công khó.
Sản phẩm chuyên biệt được phân biệt vì chúng phục vụ cho một nhu cầu riêng, của nhóm đối tượng riêng biệt nào đó,... Ví dụ: Quần áo dành cho phụ nữ trung niên, Đồ thể thao dành cho người béo, Sữa tăng cân, Nguyên liệu làm bánh tiramisu,... Sản phẩm chuyên biệt là loại hàng được khuyên dành cho người mới bắt đầu bán hàng trên shopee nên chọn bán. Vì tính cạnh tranh thấp hơn, có ít đối thủ chọn bán những loại hàng này do nhu cầu ít hơn. Tuy nhiên đó lại là "cái may" cho những ai nắm riêng phân khúc này. Khi khách hàng phát sinh nhu cầu, sẽ tìm ngay ra tên shop bạn và sản phẩm của bạn. Đặc biệt, vì nhu cầu thấp, nên bạn cũng không cần mất nhiều vốn để ôm hàng, và chuẩn bị kho chứa hàng lớn. Nhưng bạn cần phải hiểu rất rõ đặc điểm cũng như tâm lý của nhóm khách hàng tiềm năng của Sản phẩm chuyên biệt bạn chọn bán
Khi đã kinh doanh lâu và có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chọn buôn bán cả hai loại mặt hàng (Quần áo và Quần áo trẻ em; Điện thoại và Ốp lưng dành cho iPhone6plus,...) để gia tăng doanh thu.
Chú ý, Shopee cũng áp dụng một vài quy định dành cho hình ảnh đăng tải. Ví dụ, nên có 1 tấm ảnh bao quát sản phẩm, phông nền trắng. Những bức ảnh mô tả chi tiết các góc cạnh khác của sản phẩm là một điểm cộng. Tránh sử dụng hình ảnh của các shop khác, chứa logo shop khác. Không được sử dụng hình ảnh chứa logo các thương hiệu chính hãng nếu sản phẩm là hàng rep 1:1, nhái, giả. Nếu sản phẩm nằm trong danh mục cần giấy phép kinh doanh, cần bổ sung thêm tấm ảnh bill nhập hàng để chứng minh xuất xứ hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của lô hàng.
2. Ảnh mô tả sản phẩm phải đẹp và chuẩn
Hơn 80% người mua hàng Shopee quyết định mua sản phẩm giữa cả ngàn shop là vì hình ảnh mô tả. "Một bức ảnh đẹp hơn cả ngàn lời hoa mỹ". Sẽ không bao giờ là hoang phí nếu bạn đầu tư cho công tác chụp ảnh sản phẩm khi bán hàng online. Với những sản phẩm có thể cầm nắm, hãy tìm một đôi tay mẫu đẹp. Với những mặt hàng quần áo, thời trang, đừng ngại thuê một nàng hot girl xinh xắn để chụp mẫu. Nếu không thể thuê thợ chụp chuyên nghiệp, bạn cũng nên đầu tư một phông nền chụp hình bắt mắt, ánh sáng tốt để sở hữu tấm ảnh riêng mang tính độc đáo của gian hàng mình. Đừng tải hình trên mạng về đăng bán hàng, vì hàng trăm shop khác cũng đã sử dụng tấm ảnh đó. Bí kíp lớn nhất khi bán hàng online trên Shopee, ảnh đẹp, thu hút khách bấm xem, rồi chọn mua!
3. Mô tả sản phẩm chính xác và chi tiết
Phần mô tả sản phẩm dành cho những khách hàng khó tính cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm shop bán. Đọc thêm về những thông số thực tế để lựa chọn mua hàng chính xác. Tránh trường hợp hình trên mạng khác với thực tế. Hoặc có những khách cần đọc nội dung mô tả sản phẩm để hiểu hơn về sản phẩm: Chức năng, Cách sử dụng, Những lưu ý trước và sau khi sử dụng sản phẩm,...
Nói chung, mô tả sản phẩm là cách để bạn chiếm lấy trái tim những vị khách khó tính. Hãy đặt thật nhiều tâm huyết vào phần nội dung nói về sản phẩm của mình. Trong giới hạn chữ được Shopee cho phép, hãy tận dụng "văn hay chữ tốt" để thuyết phục người đọc chọn mua sản phẩm. Và hãy nhớ, đừng bao giờ copy nội dung mô tả sản phẩm của shop khác. Điều này nằm trong nội quy của Shopee, sản phẩm bạn có thể bị khóa nếu trùng với nội dung shop khác và bị hệ thống Shopee phát hiện ra.
4. Đặt mức giá phù hợp, cạnh tranh với đối thủ
Trên Shopee, khi khách hàng tìm mua 1 sản phẩm, hệ thống sẽ hiển thị vài chục cho đến vài trăm kết quả cho khách lựa chọn. Kết quả hiển thị bao gồm hình ảnh đầu tiên, tên sản phẩm và mức giá bán. Do đó, trước khi họ họ đọc đến mô tả sản phẩm của bạn, yếu tố đầu tiên để họ lựa chọn là giá thành và tên tuổi sản phẩm. Giá cả luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh. Vì nó quyết định tương lai sống còn trong buôn bán.
Set mức giá quá cao nhưng không bán được hàng, hay mức giá quá thấp thì chỉ đủ bù vốn. Do vậy, hãy đưa ra mức giá cạnh tranh nhất với đối thủ và phù hợp với điều kiện bán hàng của chính mình. Hãy thử tham khảo các shop khác và cân nhắc xem mình có thể hạ giá thấp hơn hay bằng với sản phẩm đối thủ đang bán chạy không. Nếu không, hãy tự tạo nên lợi thế cho chính mình. Bằng cách thay vì đối thủ bán chiếc gọng kính với giá 200k, bạn có thể bán sản phẩm ấy với giá 220k tặng kèm hộp nhựa bảo vệ mắt kính (giá sỉ có thể từ 10k/hộp). Chắc chắn sẽ có nhiều người thay đổi ý định để chọn mua bên bạn với giá cao hơn 20k cho chiếc hộp.
5. Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dù là bán hàng online hay offline, trên bất cứ kênh phương tiện nào đi nữa. Khách hàng vẫn luôn muốn mình được đối đãi như một "thượng đế". Do đó chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng không bao giờ là thừa trong bán hàng. Những đối với bán hàng online thì hình thức chăm sóc sẽ tương đối khác biệt, khách hàng không thể lắng nghe người bán tư vấn hay trải nghiệm sản phẩm trực tiếp. Tất cả họ nhận được là hình ảnh và tin nhắn. Do đó hãy thể hiện tác phong tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện với khách.
Thêm nữa, hãy tạo ra các chương trình hỗ trợ phí ship, cung cấp mã miễn phí khi khách tái mua hàng, lắng nghe phản hồi khách sau mua hàng và hỗ trợ khách tối đa khi gặp sự cố liên quan đến đơn hàng. Shopee luôn đứng bên cạnh người bán trong những khó khăn khi kết nối với khách hàng. Đừng lo nếu khoảng cách bán hàng trở thành cản trở. Các sàn thương mại điện tử ra đời với chức năng như thế mà.
6. Thường xuyên tạo các khuyến mãi ưu đãi
Khách hàng rất dễ rơi vào cái bẫy khuyến mãi. Khách hàng dù khó chịu và kỹ tính đến đâu cũng thích được khuyến mãi, tặng quà. Các sàn thương mại điện tử thường tự tạo ra liên tiếp các chương trình như Flash sale, Săn mã Freeship, Săn mã giảm giá, Đồng giá 1k 5k 9k,... và nhiều chương trình sale mạnh khác trong các ngày đặc biệt.
Những người bán hàng online trên Shopee đừng bao giờ quên bấm vào cập nhật thông tin các chương trình sắp diễn ra. Và tham gia vào các chương trình mang về cho mình lợi ích (đánh giá đơn hàng, tỷ lệ đơn hàng thành công, shop yêu thích,...). Tuy nhiên người bán cũng cần nhớ, khuyến mãi chỉ là một chiêu thức để thu hút khách mua hàng. Chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định khả năng kinh doanh lâu dài.
7. Trở thành shop yêu thích khi bán hàng trên Shopee
Trong hoạt động bán hàng trên Shopee, có 2 thông số chính người bán luôn phải kiểm soát sát sao. Đó là điểm Shop yêu thích và Sao quả tạ. Đối với điểm Shop yêu thích - đây là số điểm quyết định độ ưu tiên của shop bạn mỗi khi khách hàng tìm mua sản phẩm. Khi trở thành Shop yêu thích, bạn còn được hưởng nhiều lợi ích dành cho người bán từ riêng Shopee.
Còn với Sao quả tạ thì ngược lại, khi shop bạn bị báo xấu, các điểm hoạt động sụt giảm, giao hàng chậm hoặc tỷ lệ hủy đơn cao thì bạn phải chịu điểm Sao quả tạ. Khi điểm Sao quả tạ vượt mức cho phép, shop bạn sẽ phải chịu những mức hình phạt từ nhẹ đến nặng. Thậm chí có thể bị khóa shop, ảnh hưởng đến việc bán hàng.
Tóm lại, luôn giữ uy tín tốt nhất cho shop của mình. Có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân để chia sẻ thông tin sản phẩm lên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter,...). Để người khác có thể mua được cũng như giúp tăng thêm uy tín cho shop.
8. Cẩn thận lưu giữ các chứng minh vận đơn
Sau quy trình kiểm hàng và đóng gói hàng cẩn thận, bạn hãy chụp lại hình ảnh gói hàng (theo các chiều) và hóa đơn vận chuyển. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể quay phim lại toàn bộ quá trình đóng gói đơn hàng. Điều này để chứng minh bạn đã gửi hàng đi, và hàng trước khi gửi còn nguyên vẹn. Trong trường hợp đơn hàng bị thất lạc, khách quên xác nhận hoặc đơn hàng bị hư hỏng, rách hộp. Bạn yên tâm vì mình có bằng chứng chứng minh, tự bảo vệ quyền lợi dành riêng cho người bán hàng. Những người bán chuyên nghiệp và uy tín là những người có trong tay một "kho trữ" hóa đơn vận chuyển.
9. Liên kết với các trang mạng xã hội
Trước đây những người kinh doanh thường nghĩ, bán hàng trên Facebook chưa đủ, phải đăng thêm sản phẩm trên Shopee để bán thêm được chút chút. Nhưng hiện nay khi các sàn thương mại đã có chỗ đứng khá vững, tính cạnh tranh cao. Nhiều người bán hàng thậm chí còn xem Shopee như kênh bán hàng chính và không thể thiếu. Nên việc quay lại sử dụng Facebook chỉ như kênh truyền thông cho Shopee là một việc rất ư là bình thường. Hãy thường xuyên chia sẻ các sản phẩm bạn hiện bán trên Shopee trên các trang mạng xã hội, đừng quên đính kèm đường link. Việc mời gọi này sẽ giúp bạn bè trên Facebook bạn thấy được sản phẩm và mua hàng dễ dàng. Đừng lười cập nhật thêm các sản phẩm mới, khi shop của bạn bán nhiều sản phẩm đa dạng. Người dùng có thêm nhiều lựa chọn thì sẽ có khả năng gắn bó với shop bạn lâu hơn.
10. Quản lý hàng tồn kho - Sử dụng các phần mềm bán hàng
Quản lý hàng tồn kho là một kỹ năng quan trọng khi kinh doanh nói chung và bán hàng trên Shopee nói riêng. Nếu không quản lý tồn kho chặt chẽ, chỉ cần thất thoát 1 vài sản phẩm là đã gây thiệt hại không nhỏ mà bạn phải bán rất nhiều đơn hàng mới có thể kéo lại được. Thay vì “ôm hàng” với số lượng lớn, bạn nên tận dụng các mối quan hệ để được lấy hàng với giá sỉ với số lượng nhỏ, bạn vừa có thể giảm thiểu tối đa rủi ro hàng tồn kho, vừa đa dạng mặt hàng.
Ngoài ra, còn 1 cách khác hiệu quả hơn đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trên Shopee giúp bạn kiểm soát hàng tồn kho chính xác đặc biệt là khi bán hàng đa kênh. Ngày nay, các Phần mềm quản lý bán hàng ra đời và trở thành công cụ không thể thiếu dành cho các người bán trong thời đại công nghệ. Các phần mềm này giúp bạn liên kết mọi hoạt động bán hàng từ offline tại cửa hàng đến online trên các kênh (Facebook, Shopee, Tiki, Lazada, Sendo...). Các chủ shop có thể quản lý đồng bộ, đơn hàng, kho hàng, vận chuyển, khách hàng,... chỉ trên một màn hình duy nhất.
Hàng triệu người bán đã sở hữu Phần mềm quản lý bán hàng cho riêng mình, còn bạn thì sao?