Bí quyết khởi nghiệp: 7 lời khuyên dành cho doanh nhân
Lập ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, lập ngân sách dự trù và quản lý nguồn lực là các bước rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp nào. Những doanh nhân hiểu rõ những nguồn lực họ sẵn có, sẽ sử dụng tốt nhất những nguồn lực đó.
Theo kinh nghiệm của các nhà khởi nghiệp thành công, các doanh nhân khởi nghiệp có khả năng thành công cao hơn nếu họ không ngại tìm hiểu các giả thuyết và kinh nghiệm khởi nghiệp được nhiều người chia sẻ.
Ví như, nếu họ hiểu tầm quan trọng của việc quảng cáo thì họ sẽ không ngần ngại đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị và hoạt động tiếp cận khách hàng tiềm năng. Một người sáng lập công ty khởi nghiệp thành công thường có khả năng trở thành một nhân vật có sức ảnh hưởng (KOL) - một người có nhiệt huyết và tiếng nói trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Ngay cả khi nó có phức tạp hay khó khăn như thế nào.
Về đội ngũ nhân sự của một công ty khởi nghiệp, các dự án tiềm năng luôn bắt đầu với một nhóm nhỏ, đồng lòng và đoàn kết. Bao gồm những người có cùng đam mê và lý tưởng hơn là lợi ích tài chính ở giai đoạn đầu.
Lúc đầu, nhóm có xu hướng tự phát, bao gồm mỗi cá nhân sẽ chịu trách nhiệm nhiều nhiệm vụ, đôi khi là tất cả. Và các cá nhân sẽ theo dõi, quản lý chéo công việc của nhau. Nhưng khi công ty phát triển hơn, các quy trình quan trọng sẽ được thiết lập. Các nhân sự chuyên môn sẽ được tuyển dụng để bắt đầu ủy thác những nhiệm vụ nhỏ, giúp tiết kiệm tiền, thời gian và phân chia nguồn nhân lực.
Điều quan trọng trong suốt quá trình vận hành một công ty khởi nghiệp là cần lưu ý đến các rủi ro. Người ta thường nói rằng 75% đến 90% các công ty khởi nghiệp đều thất bại. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự thất bại thậm chí còn xảy ra trước khi công ty khởi nghiệp ra mắt sản phẩm đầu tiên của mình.
Việc phân tích cẩn thận các rủi ro có thể chỉ ra tất cả điểm mạnh và điểm yếu nằm trong ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng đôi khi, các doanh nhân lại bỏ qua bước quan trọng này.
Bí quyết khởi nghiệp: 7 lời khuyên dành cho người mới bắt đầu
Vì vậy, làm thế nào bạn có thể giảm thiểu những rủi ro nêu trên và đạt được thành công trong công việc khởi nghiệp của mình? UPOS xin tổng hợp một vài bí quyết khởi nghiệp dành cho người mới bắt đầu.
Lưu ý rằng đây không phải là chính xác tất cả những việc bạn nên làm và không nên làm. Nhưng nó có thể hữu ích cho các doanh nhân đang bắt đầu hành trình khởi nghiệp và đang tìm kiếm một số lời khuyên:
1. Mục tiêu khởi nghiệp trở thành doanh nghiệp đổi mới
Để giúp tạo sự khác biệt cho công ty khởi nghiệp của bạn, hãy tìm kiếm những ngách mà bạn có thể mang đến những sự cải tiến. Nhưng vẫn có thể đảm bảo được rằng giải pháp của bạn đang giúp cuộc sống khách hàng tiện ích hơn.
>> Đọc tiếp: Bắt đầu startup như thế nào và những điều cần biết về start up
2. Biết đối thủ cạnh tranh của bạn - là bí quyết khởi nghiệp khôn ngoan
Dù là đối thủ trực tiếp hay gián tiếp, trong kinh doanh luôn có đối thủ cạnh tranh. Các công ty khởi nghiệp thành công luôn hiểu rõ họ đang cạnh tranh với ai.
3. Đừng khởi nghiệp dựa vào sự tình cờ
Mọi người thích những câu chuyện khởi nghiệp thành công nhờ một cơ hội bất ngờ, một bước ngoặt bất ngờ hay một sự giác ngộ. Tuy nhiên, quá trình xây dựng một doanh nghiệp khởi nghiệp không phải là may mắn hay trực giác. Nếu bạn có một ý tưởng tiềm năng, điều quan trọng bạn cần làm tiếp theo là chủ động tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội để thể hiện nó và thu hút các nguồn đầu tư.
4. Đừng phức tạp hóa ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh
Nhiều công ty khởi nghiệp có xu hướng quan tâm quá nhiều đến công dụng sản phẩm và các tính năng. Một số hướng đến sự hoàn mỹ, trước khi xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu.
Thực tế, sản phẩm của bạn càng đơn giản thì càng thuận lợi cho sự khởi đầu. Trình bày giá trị cốt lõi mà bạn muốn bán đến cho khách hàng. Và hãy mang đến cho khách hàng thêm các giá trị đặc quyền trong quá trình sử dụng sản phẩm của bạn.
5. Bí quyết khởi nghiệp hiệu quả - Nắm rõ quy trình
Một nhà quản lý tài ba là người hiểu rõ về quy trình kinh doanh. Nếu bạn biết mọi thứ hoạt động như thế nào, bạn sẽ có thể ước tính tính khả thi của ý tưởng, xác định được các rủi ro và kiểm soát được công việc (vì việc loại bỏ mọi rủi ro là điều không thể).
>> Xem thêm: Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?
6. San sẻ công việc và trách nhiệm
Một nhân sự kế toán, tuyển dụng, lập trình viên và quản lý vận hành tạo nên một teamwork hoàn hảo, nhưng đây là bốn người khác nhau. Có thể hiểu rằng, nếu bạn giỏi một việc gì đó, hãy làm tốt công việc tại vị trí của mình. Đừng cố gắng ôm thêm các vai trò khác.
Một người nào đó cố gắng làm tất cả có thể không kiểm soát tốt các chi tiết nhỏ quan trọng trong bức tranh tổng quan của doanh nghiệp khởi nghiệp. Chẳng hạn như, kiểm tra các thủ tục giấy tờ pháp lý, bằng chứng đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, văn bản hợp đồng hoặc thỏa thuận với khách hàng, v.v.
7. Bí quyết khởi nghiệp dành cho người mới bắt đầu - Hãy bình tĩnh
Điều hành một công ty khởi nghiệp chắc chắn sẽ đầy áp lực căng thẳng. Nhưng yếu tố quan trọng để tạo nên được thành công, là bạn phải giữ một cái đầu “lạnh”. Đừng để bản thân bị choáng ngợp bởi nhiều công việc nhỏ nhặt. Và đảm bảo rằng bạn luôn bình tĩnh trước những đồng nghiệp, nhân viên của mình.
>> Tham khảo: Tóm tắt các chương Khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup)
Xử lý điều không mong muốn
Đối với hầu hết các công ty khởi nghiệp, có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy đến khiến tình thế thay đổi mà họ chưa sẵn sàng xử lý. Do đó, các công ty khởi nghiệp luôn làm việc với những xác suất.: Khi bước chân trên hành trình khởi nghiệp, bạn không biết gì cả. Hành trang, bạn chỉ có một ý tưởng đáng để theo đuổi.
Rất có thể, nó sẽ thành công. Rất có thể, bạn sẽ tìm thấy nhiều khách hàng. Rất có thể, họ sẽ ủng hộ nồng nhiệt cho sản phẩm. Cũng rất có thể, bạn sẽ không có được gì cả.
Nhưng cơ hội hiếm khi mờ mịt hoàn toàn, dường như tỉ lệ sẽ cân bằng ở 50/50. Và nếu tỷ lệ thành công dưới 50%, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm thêm những sáng kiến bổ sung hoặc những ý tưởng đột phá mới.
Và một lần nữa, đừng quên rằng 7 điều này thôi thì không đủ để bạn bắt đầu một sự nghiệp khởi nghiệp lớn lao của riêng mình. Khi bạn thực hiện ý tưởng tuyệt vời tiếp theo của mình, bạn có thể áp dụng 7 bí quyết trên và gầy dựng nên một công ty khởi nghiệp thành công theo cách bạn muốn.