7 Bước Kinh Doanh Online Cơ Bản Nhất - Dành cho bạn!
Kinh doanh online đang từng bước trở thành xu hướng kinh doanh phát triển không có điểm dừng, dựa vào sự đổi mới không giới hạn của công nghệ. Bạn đang tìm kiếm một kim chỉ nam về cách khởi tạo kinh doanh online nhanh chóng và hiệu quả? Bài viết này dành cho bạn!
Trong bài viết, UPOS sẽ tổng hợp 7 bước kinh doanh online cơ bản dành cho người mới bắt đầu kinh doanh, được nhiều người đã áp dụng thành công. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ tự tạo nên cho mình một kế hoạch kinh doanh online chi tiết và sát thực tế.
Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường và Kinh doanh online đáp ứng nhu cầu
Có hai sai lầm thường xảy ra ở người bán khi mới bắt tay vào kinh doanh online là: Chọn sai sản phẩm và Chọn sai thị trường tiềm năng. Để nắm chắc thành công trong kinh doanh, bạn nên bắt đầu bước đầu tiên là nghiên cứu thị trường. Internet ra đời giúp quy trình này trở nên dễ dàng hơn so với trước khi. Cốt lõi là bạn cần tìm ra một nhóm khách hàng đang có mối lo ngại chung, cần tìm kiếm đến giải pháp xử lý, chính là sản phẩm/ dịch vụ bạn kinh doanh online.
- Tham gia vào các mạng xã hội phổ biến, các cộng đồng, hội nhóm, diễn đàn online để tìm hiểu khách hàng tiềm năng của mình đang cần gì. Họ đang nghĩ gì, đang cảm thấy như thế nào, lo ngại điều gì ở sản phẩm và họ đang cố gắng giải quyết vấn đề của mình như thế nào.
- Nghiên cứu các từ khóa được nhiều người quan tâm, tìm kiếm - đó chính là những mối quan tâm lớn nhất của đông đảo khách hàng
- Tham khảo ở đối thủ trực tiếp, đặc biệt là những đối thủ lớn. Để xem họ đang kinh doanh online tốt như thế nào. Họ còn có những hạn chế gì, bạn có thể rút ra và tự khắc phục. Đối thủ đang phục vụ khách hàng tận tình ra làm sao. Và tự xây dựng những chiến lược kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ của mình tốt hơn cả đối thủ
>> Đọc thêm: Cần chuẩn bị những gì để MỞ SHOP BÁN HÀNG
Bước 2: Lập bản kế hoạch kinh doanh online hoàn chỉnh
Lập kế hoạch kinh doanh hay Lập quy trình kinh doanh online là bước không thể thiếu khi bắt đầu mở kinh doanh. Đây gọi chung là cách bạn dẫn dắt khách hàng từ lúc đầu tiếp cận ở kênh nào đó, cho đến khi chốt đơn thành công. Người bán có thể tham khảo bản kế hoạch kinh doanh online cơ bản sau:
- Tạo nhu cầu mua hàng cho khách hàng online
- Đánh tâm lý khách hàng với những khó khăn họ đang mắc phải
- Giới thiệu về giải pháp (sản phẩm/dịch vụ bạn kinh doanh online) có thể giải quyết khó khăn đó
- Tạo niềm tin về sản phẩm/ dịch vụ của bạn và uy tín của thương hiệu người bán
- Cung cấp những đánh giá, phản hồi tích cực từ người mua trước
- Trình bày rõ hơn về chức năng và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ đối với người dùng (có thể không phải người mua)
- Tạo ưu đãi, khuyến mãi, upsell kích cầu khách chốt đơn mua hàng
- Mang đến sự an toàn và yên tâm khi mua hàng với những chế độ, chính sách phù hợp
- Chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình sử dụng và sau sử dụng
- Thuyết phục khách mua lặp lại sản phẩm/ dịch vụ hoặc nâng cấp sản phẩm/ dịch vụ đã sở hữu trước đó
Để lập bản kế hoạch kinh doanh online hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của riêng mình, bạn cần tập trung vào yếu tố Sản phẩm và Khách hàng. Liệu sản phẩm, dịch vụ của bạn có giải quyết được vấn đề khách hàng đang vướng phải hay không? Sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn, cuộc sống của khách hàng có được cải thiện hơn hay không? Hãy đứng từ phía khách hàng để suy nghĩ “Sản phẩm/ dịch vụ này thật sự giúp ích gì được cho tôi?”.
Bước 3: Xây dựng các kênh bán hàng và truyền thông online phù hợp
Khi đã sẵn sàng để đưa sản phẩm ra thị trường, công việc bạn cần quan tâm tiếp theo là xây dựng những kênh bán hàng và truyền thông chuyên nghiệp. Bạn cần chọn lựa kênh nào là phù hợp nhất với sản phẩm/ dịch vụ bạn kinh doanh online và quy mô kinh doanh hiện tại. Những kênh kinh doanh online và truyền thông phổ biến:
- Kênh website bán hàng riêng
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok, Twitter, Pinterest, Youtube,...
- Sàn thương mại điện tử lớn: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki
- Các web bán hàng tại Việt Nam: vatgia, adayroi, Én bạc,...
- Website bán hàng online thế giới: Amazon, Alibaba, Ebay, Target Corp, Best Buy, Etsy, Costco, Taobao, Ikea,...
Bạn cần dành thời gian tìm hiểu và làm quen với mỗi nền tảng bán hàng mình lựa chọn, để kinh doanh online thuần thục và hiệu quả nhất. Internet đã mở ra nhiều giải pháp kinh doanh tạo cơ hội bán hàng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Nhưng quy định và yêu cầu kinh doanh ở mỗi nền tảng là khác nhau. Bạn cần phải là người am hiểu rõ nhất những “luật chơi” trên kênh của mình. Hoặc tham khảo bằng cách tham gia vào các cộng đồng người bán cùng kênh.
Một số mẹo xây dựng kênh bán hàng và truyền thông online quan trọng:
- Thiết kế giao diện đơn giản, dễ nhìn, dễ thao tác
- Tạo điều hướng đơn giản, rõ ràng và đồng bộ tương tự trên mỗi kênh
- Có thể thiết kế thêm hình ảnh, video, âm thanh nếu cần để quảng bá cho thương hiệu hoặc sản phẩm/ dịch vụ của bạn
- Tạo các liên kết (Email, SMS, tin nhắn thoại) với khách hàng để thông báo về những ưu đãi, khuyến mãi, chương trình dành cho khách hàng
- Tối giản quy trình mua hàng - không quá nhiều chi tiết, cung cấp quá nhiều thông tin hay thao tác nhiều lần
- Tạo cảm giác trải nghiệm thân thiện nhất có thể
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách bán hàng online nhanh ra đơn KHÔNG KỊP CHỐT
Bước 4: Làm quen với các công cụ đo lường hiệu quả kinh doanh online
Tương ứng với các kênh bán hàng hoặc truyền thông bạn lựa chọn kinh doanh sẽ có các công cụ đo lường độ hiệu quả hoạt động. Như khi bạn sở hữu website bạn có thể sử dụng những công cụ tích hợp từ Google để đo lường khả năng tiếp cận khách hàng như Google Analytics.
Hoặc khi bạn chọn kinh doanh online trên các kênh mạng xã hội, nên theo dõi kết quả hoạt động từ các công cụ đo lường Business nền tảng đó mang lại (Facebook Business Insight, Instagram Business Insight, Youtube Insight,...). Tương tự như trên các sàn thương mại điện tử, cũng thống kê các dữ liệu ghi nhận hoạt động của gian hàng bạn, như: Tỷ lệ khách xem sản phẩm, lượng khách truy cập gian hàng, số lượng sản phẩm khách bỏ vào giỏ hàng, tỷ lệ chốt đơn thành công,...
Hoặc nếu người bán có kế hoạch chi tiền cho các quảng cáo trên các kênh để tiếp cận với nhiều khách mua hàng tiềm năng hơn. Bạn nên liên tục theo dõi hiệu quả quảng cáo mang lại và tối ưu kế hoạch chạy quảng cáo trên mỗi kênh.
>> Xem tiếp: Những cách bán hàng online đắt khách chưa bao giờ lỗi thời
Bước 5: Xây dựng tên tuổi thương hiệu kinh doanh online
Trong kinh doanh online, bạn cần hiểu tâm lý của khách hàng qua từng giai đoạn trên hành trình mua hàng online của họ. Ví dụ như, đa số người dùng internet tìm kiếm và tìm hiểu về sản phẩm/ dịch vụ trên mạng trước khi mua hàng. Do đó, nhà kinh doanh online có cơ hội tận dụng các kênh bán hàng mình có để quảng bá về thương hiệu và sản phẩm tốt hơn. Đừng quên dẫn truy cập từ các lưu lượng tham khảo thông tin online đến các liên kết mua hàng (trang đích) chính của bạn.
- Hãy sản xuất thật nhiều nội dung có ích mà khách hàng quan tâm. Như viết blog, đăng status facebook, thiết kế hình ảnh ấn tượng, video thu hút đính kèm. Hoặc bất cứ dạng nội dung nào có thể thu hút khách hàng đến với trang của bạn khi họ đang tìm kiếm vấn đề liên quan. Sử dụng các từ khóa được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất. Chia sẻ nội dung chéo giữa các kênh, để dẫn khách hàng đến nhiều nền tảng bán hàng còn lại của bạn.
- Khuyến khích khách hàng tương tác, bình luận, nhắn tin, chia sẻ các nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn. Khiến tên tuổi của bạn được lan tỏa rộng hơn, trở nên phổ biến hơn và uy tín hơn dựa vào uy tín vị khách tương tác.
- Tự tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho bản thân hoặc thương hiệu trong chính lĩnh vực bạn hoạt động. Ví dụ: Bạn chọn kinh doanh online mỹ phẩm, hãy tạo đủ niềm tin vào kiến thức về da như một bác sĩ da liễu - nơi khách hàng có thể tìm đến bạn để tư vấn và nghe theo lời khuyên mua hàng của bạn. Tham gia hoạt động tích cực tại các cộng đồng, hội nhóm, diễn đàn tập trung nhiều khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng của bạn cao nhất.
Bước 6: Tiếp cận và thuyết phục nhiều khách mua hàng online
Thông tin khách hàng là một trong những tài nguyên quý giá nhất trong kinh doanh online. Hãy thu thập thật nhiều thông tin khách hàng tiềm năng nhất có thể qua mọi hoạt động như: Chốt đơn, Tư vấn mua hàng, Để lại thông tin nhận ưu đãi, khuyến mãi,... Và tận dụng nguồn tài nguyên đó cho những mục tiêu kinh doanh online lớn hơn về sau. Khi bạn chủ động tiếp cận khách hàng nhờ vào những dữ liệu khách hàng quý báu, không chỉ có nghĩa bạn muốn bán được hàng, mà còn có nghĩa:
- Bạn đang giúp khách hàng mang đến những thứ họ muốn, những điều có lợi với họ
- Bạn đang muốn giữ liên hệ tốt đẹp với khách hàng và phát triển những mối quan hệ lâu dài với khách
- Giúp họ cảm thấy mình thật đặc biệt và là “vị khách quý” đối với thương hiệu này
- Qua đó, bạn có thể nhắm mục tiêu chính xác vào khách hàng tiềm năng nhờ xử lý thông tin khách hàng và phân loại giữa khách hàng mới, khách quen, khách VIP, khách cần marketing lặp lại,...
Và sau đó, nhờ vào những cơ hội tiếp cận khách hàng thành công, nhà kinh doanh có thể áp dụng các chiến lược bán hàng riêng để thuyết phục khách hàng mới mua hàng, upsell cho khách VIP nhiều hơn hoặc bán hàng lặp lại cho khách cũ...
Để làm được công việc trên, bạn cần chọn cho mình một công cụ phần mềm giúp bạn quản lý thông tin khách hàng và đánh dấu để phân loại khách. Nhiều phần mềm quản lý bán hàng trên thị trường có thể hỗ trợ các nhà kinh doanh xử lý tốt vấn đề này, với giá không đáng kể. Kể cả người mới tập kinh doanh hoặc không rành công nghệ cũng có thể làm quen và sử dụng thành thạo.
Bước 7: Tìm kiếm giải pháp quản lý bán hàng thông minh, chuyên nghiệp
Nếu xác định doanh nghiệp bạn sẽ từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, thì 6 bước trên thôi là chưa đủ trong quy trình kinh doanh online. Định hướng làm việc sẽ quyết định tất cả đến thành bại của doanh nghiệp bạn xây dựng. Người bán nên sở hữu một công cụ quản lý bán hàng thông mình, để có hệ thống công nghệ giúp bạn quản lý hầu hết công việc kinh doanh hiệu quả.
Sử dụng 1 phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn tối ưu quy trình bán hàng, tiết kiệm thời gian, công sức rất nhiều. Bạn sẽ khó có thể tưởng tượng nổi những công việc nhỏ lặp đi lặp lại mà phần mềm có thể thay thế chiếm bao nhiêu thời gian của bạn, hơn nữa lại khó mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí là sai sót.
Đơn cử như khi bán hàng online, đặc biệt là chạy quảng cáo hay có chiến dịch trên các kênh khác nhau như Facebook, Shopee, Lazada… đơn có thể đến dồn dập, rải rác hoặc cùng lúc, ban ngày hoặc ban đêm, bạn có chắc chắn mình cập nhật tồn kho kịp thời trên các gian hàng online? Khách đặt hàng nhưng không có hàng giao cho khách, vô hình chung vừa lãng phí ngân sách quảng cáo vừa khiến trải nghiệm của khách trở nên tồi tệ.
Internet thay đổi nhanh đến mức 1 năm trực tuyến bằng khoảng 5 năm trong thế giới thực. Nhưng các nguyên tắc làm thế nào để bắt đầu và phát triển kinh doanh online thành công thì dường như không bao giờ thay đổi. Nếu bạn chỉ bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ trên mạng, hãy tham khảo kĩ bài viết này. Nó sẽ là nền tảng cơ bản giúp bạn trong việc kinh doanh online sau này rất nhiều.
>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản