Tình hình kinh doanh online trong mùa COVID trên thế giới
Từ cách chúng ta giao tiếp với nhau, đến cách chúng ta cập nhật tin tức - Chúng ta đều thực hiện phần lớn thông qua online và Internet vẫn đang không ngừng phát triển từng ngày, để đưa con người đến với cuộc sống thuận lợi hơn. Và mua sắm cũng không ngoại lệ.
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã và đang trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đôla. Vì mua hàng online đã trở thành thói quen mua sắm phổ biến của hàng triệu người trên thế giới. Gần đây, với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số lượng người mua hàng hóa và dịch vụ trực tiếp không những “hạ nhiệt” mà còn tăng nhanh đáng kể.
Một trong những lý do vì sao kinh doanh online đã phát triển vượt bậc trong những năm qua là do trải nghiệm mua hàng tiện lợi và thoải mái hơn dành cho người tiêu dùng. Các nhà bán hàng online cũng không ngừng bổ sung sản phẩm - tính năng sản phẩm và tối ưu trải nghiệm mua hàng cho người mua hàng online. Với mong muốn cố gắng mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua hàng đáng tin cậy như mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
Nếu bạn đang kinh doanh online hoặc đang có ý định kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết này. 10 thống kê về tình hình kinh doanh trên thế giới sẽ giúp bạn có hướng kinh doanh thích hợp hơn trong năm 2021. Cùng bắt đầu nào!
10 thống kê tình hình kinh doanh online thời COVID năm 2021
1. Có bao nhiêu người mua sắm online trên thế giới?
Vào năm 2018, ước tính có khoảng 1,8 tỷ người trên toàn thế giới mua hàng online. Trong cùng năm, doanh số bán lẻ trực tuyến toàn cầu lên tới 2,8 nghìn tỷ USD. Nếu điều đó vẫn chưa đủ thuyết phục bạn, thì các dự báo cho thấy rằng doanh số bán lẻ trực tuyến toàn cầu sẽ tăng lên đến 4,8 nghìn tỷ đô la vào năm 2021, bất chấp các rào cản về tình hình dịch bệnh COVID.
Sự tăng trưởng của kinh doanh online chỉ có thể miêu tả với từ: Ấn tượng. Và nó sẽ không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là một thông tin cực kỳ tốt dành cho bạn, dù bạn là người bán hàng online hay người mua hàng online.
Lý do để chọn mua hàng online chủ yếu là do sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp thì không ngừng nỗ lực để mang lại trải nghiệm mua sắm online tốt nhất cho khách hàng. Bao gồm việc cung cấp những hình ảnh chân thực hơn, mô tả sản phẩm chi tiết hơn, giúp người mua tham khảo dễ dàng ngay tại nhà. Thậm chí bạn có thể xem nhiều sản phẩm ở chế độ 360 độ, phản ánh đúng kích thước, tình trạng, chất lượng sản phẩm khi mua online.
Nếu bạn đã mở một cửa hàng online, bạn đã biết rằng sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh online ngày càng tăng. Rất khó để trở nên nổi bật giữa “biển đối thủ lớn”. Đó là lý do tại sao cần quan trọng việc chọn đối tượng mục tiêu để tiếp cận một cách cẩn thận và thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Thống kê này cho thấy, việc triển khai kinh doanh online là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào.
>> Xem thêm: Cách bán hàng online hiệu quả cho người mới kinh doanh (P1)
2. Tâm lý người mua sắm online trong năm 2021
63% quyết định mua hàng xuất phát từ trực tuyến (Thinkwithgoogle, 2018).
Điều này có nghĩa là bất kể khách hàng cuối cùng quyết định mua hàng ở đâu (mua online hay đến tại cửa hàng truyền thống), hành trình mua hàng của khách hàng đều bắt đầu trên Internet - trong hầu hết các trường hợp là trên Google, Amazon, Taobao, mạng xã hội... nơi họ nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo sản phẩm. Đó là lý do vì sao sự có mặt của một kênh truyền thông trên online là cực kỳ quan trọng. Bằng cách thu hút khách hàng tìm thấy họ trên Internet ngay từ bước đầu tiên, các doanh nghiệp đã có cơ hội cao hơn để khách hàng chọn mua hàng của họ.
Hiểu được thói quen và tâm lý mua hàng của khách hàng, sẽ giúp người bán tạo được trải nghiệm mua hàng hài lòng cho khách. Đồng thời, người bán cũng theo sát được hành trình mua hàng của họ để chốt đơn tỷ lệ thành công cao.
Không có khách hàng nào có tâm lý hay thói quen mua sắm giống khách hàng nào, họ đều có sở thích và suy nghĩ riêng. Đó là lý do tại sao nếu bạn là chủ kinh doanh online, điều quan trọng là bạn phải tạo quy trình bán hàng khoa học nhất, để có thể thích nghi với hành trình mua sắm của mọi khách hàng.
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, không khó để doanh nghiệp có thể làm được điều đó. Nhưng nhờ công nghệ, người tiêu dùng cũng kiểm soát được con đường mua hàng của họ thông minh hơn. Họ có nhiều lựa chọn về mặt hàng, thương hiệu, sản phẩm tùy thích. Đây là thử thách đặt ra dành cho các nhà kinh doanh online!
3. Kinh doanh online qua thiết bị di động
Gần một nửa số người tiêu dùng mua sắm trên thiết bị di động nhiều hơn mua sắm tại cửa hàng (Ibotta, 2018).
Không có gì là lạ khi mua sắm trên thiết bị di động đang “thống trị”. Dù cho bạn đang có kế hoạch xây dựng một website bán hàng online, bạn cũng không thể bỏ qua việc tối ưu website đó trên giao diện di động cho người mua sắm trên điện thoại hay máy tính bảng. Khách hàng đang sử dụng thiết bị di động cho tất cả các bước trong “hành trình” mua sắm của họ. Bao gồm: mua hàng qua website, mua hàng qua mạng xã hội hay mua qua các ứng dụng thương mại điện tử.
Tính đến quý 4 năm 2018, máy tính bàn chiếm gần bằng lượng đơn đặt hàng bán lẻ điện tử toàn cầu so với điện thoại thông minh. Tuy nhiên, xét về lượt truy cập trang web bán lẻ, điện thoại thông minh dẫn đầu và là thiết bị số một mà mọi người đang sử dụng để truy cập các trang web bán lẻ.
Di động chắc chắn là thói quen chính của người tiêu dùng đã và đang hướng đến. Với thông tin này, bạn có rất nhiều chiến lược để thực hiện với tư cách là chủ kinh doanh online. Để đảm bảo rằng bạn luôn để tâm đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng trên thiết bị di động.
Điều đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng trang bán hàng online của bạn thân thiện với người truy cập internet trên thiết bị di động của họ. Dù cho cuối cùng họ không mua hàng thông qua online trên trang bán hàng của bạn, bạn cũng cần cố gắng tạo ra trải nghiệm tham khảo sản phẩm thoải mái và thú vị dành cho khách hàng.
>> Đọc tiếp: Bài học bán hàng online cho người mới bắt đầu kinh doanh
4. Thị trường kinh doanh online lớn nhất trên thế giới
Nền tảng Trung Quốc - Taobao là thị trường online lớn nhất, với GMV là 515 tỷ đô la. So sánh với Tmall và Amazon xếp thứ hai và thứ ba với 432 đô la và 344 tỷ đô la GMV hàng năm tương ứng.
Để xem xét thống kê này, các thị trường trực tuyến hàng đầu trên thế giới đã bán được 1,66 nghìn tỷ đô la vào năm 2018. Các trang web kinh doanh online như Alibaba, Amazon và eBay điều hành chiếm hơn 50% doanh số bán hàng trên web toàn cầu vào năm 2018.
Sàn thương mại điện tử (E-commerce) là một trang web nơi các sản phẩm được cung cấp bởi một số bên thứ ba (các shop online) trong khi các giao dịch được xử lý bởi chính hệ thống của sàn TMĐT đó. Giao dịch được xử lý bởi sàn TMĐT và sau đó đơn đặt hàng được chuẩn bị, đóng gói bởi nhà bán lẻ/ shop online hoặc dropshipper đã chọn. Và vì thị trường thương mại điện tử rao bán các sản phẩm từ những người bán hàng/ shop khác nhau. Nên có nhiều sản phẩm có sẵn đa dạng hơn so với các cửa hàng bán lẻ online trên website hay mạng xã hội.
Tại Việt Nam, các nền tảng sàn thương mại điện tử như Taobao, Tmall, eBay, chưa thật sự phổ biến và tối ưu dành cho người Việt. Thay vào đó là các tên tuổi lớn như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki là đang dần trở thành kênh lựa chọn mua hàng chính của những khách hàng online. Đối với các nhà bán lẻ online, việc chưa đưa sản phẩm của mình tham gia vào các sàn này là rào cản tự hạn chế bản thân tiếp cận đến nhiều hơn khách hàng và tăng nguồn doanh thu đáng kể.
5. Phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất trong kinh doanh online
eWallet là phương thức thanh toán ưa thích của khách mua hàng online trên toàn thế giới. Hơn 42% người mua sắm trực tuyến đã thanh toán bằng phương thức này. Xếp sau ở vị trí thứ hai là thẻ tín dụng. Và thẻ ghi nợ là phương thức thanh toán phổ biến thứ ba.
eWallets, còn được gọi là ví điện tử là một giải pháp kỹ thuật số hoặc dịch vụ trực tuyến giúp bạn có thể thực hiện các giao dịch online thông qua internet. Điều này bao gồm chuyển tiền online và cả thanh toán mua hàng online hoặc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Một số eWallet thường được biết đến bao gồm Apple Pay, Samsung Pay, Google Pay và PayPal. Tại Việt Nam, các ví điện tử thông dụng người bán có thể tham khảo liên kết là Momo, VNPay, Zalo Pay, Viettel Pay,...
Nếu bạn có một cửa hàng online hoặc đang bắt đầu kế hoạch mở shop kinh doanh online, thì điều quan trọng là bạn phải cân nhắc các cổng thanh toán mình cần liên kết. Bạn cần phải luôn đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán an toàn và dễ dàng. Bạn cũng cần xem xét đối tượng mục tiêu của mình dựa vào đâu để có thể đảm bảo rằng các phương thức thanh toán mà bạn liên kết là những phương thức mà họ biết và quen thuộc.
>> Đọc tiếp: Cách kinh doanh online hiệu quả theo quy trình bán hàng 2021
6. Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến Hành vi mua hàng online
Một trong những thay đổi lớn nhất trong hành vi mua sắm trong năm nay chắc chắn đến từ tác động của coronavirus. Với việc các quốc gia trên toàn cầu áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của virus tại chốn đông người. Số lượng người mua sắm online, đặc biệt là hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm, đã trở nên tăng vọt.
Theo một nghiên cứu gần đây, vào tháng 3 năm 2020, 42% dân số Hoa Kỳ mua hàng tạp hóa online ít nhất một lần một tuần. Con số này đánh dấu sự gia tăng đáng kể lên đến 22% so với chỉ hai năm trước. Doanh số bán hàng online tạp hóa, gia dụng, nhu yếu phẩm hàng ngày cũng tăng gấp đôi.
Nhưng đây không phải là sự thay đổi tạm thời. Nó là một sự thúc đẩy cho kinh doanh online lâu dài về sau. Hơn một nửa số khách hàng mua đồ dùng online mua dịch nói rằng họ hiện có nhiều khả năng sẽ tiếp tục mua hàng online ngay cả sau đại dịch.
Các chuyên gia cho rằng đây là “luồng gió mới” cho xu hướng mua sắm - kinh doanh online và các ông trùm về thương mại điện tử (Taobao, Amazon, Tmall,...) có thể sẽ là người hưởng lợi lớn nhất. Kéo theo đó là lợi nhuận thuộc về những doanh nghiệp bán lẻ online, các shop online và người bán lẻ trực tuyến. Thông tin này là chìa khóa kinh doanh online thời COVID các nhà kinh doanh không thể bỏ qua.
7. Khách mua hàng online mong muốn được nắm bắt thị trường liên tục
Không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu mua sắm của người dân trên thế giới không ngừng tăng lên. Người mua hàng online cũng vậy, họ cũng cần được cập nhật những xu hướng sản phẩm mới liên tục.
Trên thực tế, 75% tìm kiếm của người tiêu dùng mỗi tháng là sản phẩm hoàn toàn mới. Điều này chứng tỏ, khách hàng online đang cố gắng tìm kiếm các sản phẩm mới trên thị trường khi lướt internet. 69% người trong đó cho rằng họ chủ yếu muốn xem hàng hóa mỗi lần truy cập vào một trang web hoặc một gian hàng bán hàng online.
Dựa vào đó, các shop online và các nhà kinh doanh online cũng cần phải theo kịp nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Lĩnh vực bán hàng online đang năng động hơn bao giờ hết và các nhà bán lẻ phải phát triển nhanh chóng để có thể bắt kịp thành công. Các chủ shop, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị mọi chiến lược để làm hài lòng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng của họ. Bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm mới và nâng cao chất lượng dịch vụ khi mua sắm dành cho khách hàng của mình.
Điều này không chỉ mang lại cho khách hàng sự đa dạng khi mua sắm tại gian hàng online của bạn, mà còn giữ chân khách hàng hiệu quả hơn khi có nhu cầu mua lặp lại. Bằng cách cập nhật nhiều sản phẩm và dịch vụ của mình bắt kịp xu hướng - Bạn đang đi trước đối thủ một bước rồi đấy!
8. Tần suất mua sắm thường xuyên - Chìa khóa kinh doanh online thời COVID
Chúng ta đều biết rằng mua hàng online đang rất thịnh hành. Nhưng khách hàng mua sắm online thường xuyên như thế nào?
Theo thống kê, có 62% người mua hàng online ít nhất một lần mỗi tháng. Ngoài ra, 26% người mua hàng online mỗi tuần một lần và 3% tuyên bố mua sắm mỗi ngày một lần.
Với nhiều người có thói quen mua hàng online thường xuyên, hoặc tìm kiếm các sản phẩm để mua. Họ cảm thấy mình rơi vào cảm giác lưỡng lự, phân vân khi mua hàng. Họ không chỉ thừa nhận đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và so sánh các sản phẩm. Mà còn cảm thấy bị ngộp trước số lượng các lựa chọn sản phẩm mà họ do dự mua. Khoảng một nửa số người mua hàng online (46%) đã không thể “chốt đơn” thành công vì có quá nhiều lựa chọn để quyết định.
Đây là cơ hội và cũng là trách nhiệm của các shop online và nhà kinh doanh bán lẻ. Hãy giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng một cách suôn sẻ nhất. Điều này có thể được cải thiện bằng cách:
- Hợp lý hóa các trải nghiệm mua hàng của khách hàng
- Cung cấp các thông tin sản phẩm họ đang tìm kiếm
- Gợi ý những lợi ích sản phẩm mang lại giải quyết các vấn đề nan giải của khách hàng
Các doanh nghiệp và người bán có thể thực hiện điều này với nhiều bước dựa theo “hành trình” mua hàng của khách hàng. Ví dụ:
- Tiếp cận khách hàng qua email, cung cấp cho họ thông tin sản phẩm mới và ưu đãi
- Giao tiếp trực tiếp với khách hàng để mang đến cho họ những sản phẩm họ đang tìm kiếm
9. Mặt hàng kinh doanh online bán chạy nhất trong mùa COVID
Đại dịch coronavirus đã gây ra sự rối loạn trong mua sắm ở nhiều quốc gia trên thế giới cả tại các cửa hàng trực tiếp như siêu thị, hiệu thuốc cũng như trên các kênh bán hàng online. Đúng như dự đoán, các mặt hàng thiết yếu và đặc biệt là các sản phẩm y tế đã chứng kiến sự tăng vọt về doanh số bán hàng online.
Một cuộc khảo sát gần đây của Adobe cho thấy doanh số bán các sản phẩm như nước rửa tay, găng tay và khẩu trang đã tăng hơn 800% trong mười tuần đầu tiên của năm 2020. Giấy vệ sinh và các loại thuốc không kê đơn cho bệnh cúm, cảm lạnh và đau nhức cũng “cháy hàng” khỏi các gian hàng online, với doanh số bán hàng lần lượt tăng 231% và 217%.
Và với việc các phòng tập thể hình đóng cửa và việc vận động ngoài trời bị hạn chế nghiêm trọng, nhu cầu về thiết bị tập thể dục đã tăng 55% chỉ trong hai tuần đầu tiên của tháng Ba khi ngày càng có nhiều người tập thể dục tại nhà.
Doanh số bán các sản phẩm trang trí nội thất gia đình cũng đang tăng lên vì mọi người không chỉ dành nhiều thời gian hơn làm việc tại nhà mà còn tự tạo văn phòng tại nhà. Tại Mỹ, doanh số bán các sản phẩm trang trí nhà cửa đã tăng 13% vào đầu tháng 3 so với khoảng một năm trước.
10. Lý do người mua hàng online KHÔNG MUỐN tiếp tục mua hàng
Hãy hỏi bất kỳ chủ shop bán hàng online nào và họ sẽ cho bạn biết “ác mộng” những giỏ hàng bị bỏ dở và những đơn hàng không thể “chốt đơn”. Có rất nhiều lý do khiến khách hàng không muốn chốt đơn hàng online ở bước cuối cùng. Có thể kể đến như:
- Chi phí vận chuyển quá cao
- Không thể sử dụng mã giảm giá, ưu đãi
- Thời gian vận chuyển quá lâu
- Phải nhập thông tin thẻ tín dụng
- Bước nhập thông tin giao hàng khó khăn
Ngày nay, miễn phí vận chuyển đang trở thành một nhu cầu cần thiết hơn là bất kỳ lợi ích mua sắm nào. Khi khách hàng biết được cần phải cộng thêm chi phí vào đơn hàng đã chọn sản phẩm, đặc biệt ở bước cuối cùng, sẽ khiến người mua rời đi và không muốn hoàn tất đơn hàng. Chi phí này là nguyên nhân gây khó chịu cho khách hàng. Họ đôi khi xem đây là sự thiếu minh bạch của người bán.
Là người chủ bán hàng online, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là:
- Thông báo công khai phí giao hàng kèm theo điều kiện giao hàng đầy đủ ngay từ đầu hành trình của người mua. Có thể là ở ảnh bìa trang bán hàng, trong caption rao bán sản phẩm, trong tin nhắn phản hồi khách mua hàng… (Ví dụ: Giao hàng nội thành đồng giá 20k nhận hàng sau 1-2 ngày, ngoại thành 30k nhận hàng từ 3-5 ngày)
- Gộp chi phí vận chuyển vào giá sản phẩm và áp dụng miễn phí giao hàng. Khách hàng vốn đã hài lòng với giá sản phẩm nên mới thêm vào giỏ hàng. Đến bước cuối cùng khi họ thấy đơn hàng không thêm chi phí vận chuyển nữa sẽ thấy vui vẻ chốt đơn. Người bán cũng tăng tỷ lệ hoàn thành đơn hàng thành công hơn
Kết luận về tình hình kinh doanh online trong mùa COVID năm 2021
Tóm lại, không còn nghi ngờ gì nữa, mua sắm trực tuyến đang phát triển nhanh chóng và trong những năm tới, thậm chí sẽ còn phát triển hơn nữa. Nếu các doanh nghiệp, chủ shop muốn tồn tại trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh như ngày nay. Bạn không thể bỏ qua việc tham gia vào thị trường online với lĩnh vực kinh doanh của mình. Vì vậy, hãy nhớ ghi nhớ 10 thống kê về tình hình mua sắm online này khi bạn lập kế hoạch cho chiến lược kinh doanh của mình vào năm 2021.
>> Đọc tiếp: Thắc mắc kinh doanh: Bán hàng online dễ hay khó?
Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.
>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản