Mẹo và thủ thuật bán hàng Shopee giúp tăng đơn nhanh chóng
Nắm giữ vị trí hàng đầu trên các sàn thương mại điện tử ở Đông Nam Á, Shopee hiện cũng đang thành công trên con đường phát triển của mình. Do đó, đây là sàn TMĐT không thể bỏ qua dành cho các nhà bán hàng online hiện nay.
Tuy nhiên, không phải người bán nào cũng có thể nắm được các mẹo và thủ thuật bán hàng Shopee giúp thúc đẩy doanh số bán hàng tối đa. Trong bài viết này, UPOS sẽ cung cấp cho độc giả các mẹo và thủ thuật bán hàng Shopee giúp gia tăng doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử này.
1. Tổng hợp các mẹo và thủ thuật để bán hàng Shopee đạt hiệu quả cao nhất
Xây dựng thương hiệu, tên tuổi riêng
Đối với các nhà bán hàng Shopee mới, lời khuyên ban đầu là nên tự đưa ra mức giá bán phù hợp hoặc rẻ hơn so với thị trường. Nhằm thu hút các đánh giá 5 sao và phản hồi tích cực từ khách hàng. Điều này giúp shop của bạn dần dần xây dựng được vị trí, độ tin cậy và danh tiếng của thương hiệu..
Công đoạn xây dựng thương hiệu cho shop bán hàng luôn rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhưng một khi bạn đã có danh tiếng của riêng mình, doanh số bán hàng của bạn sẽ được cải thiện trông thấy.
Hình ảnh sản phẩm trung thực, rõ ràng và thu hút
Bất lợi lớn nhất của hình thức bán hàng online là khách hàng không được sờ tận tay và cảm nhận sản phẩm thực tế trước khi mua. Vì vậy, để bán hàng trên Shopee hiệu quả thì bạn cần đầu tư ảnh chụp sản phẩm phải chất lượng. Hình ảnh phải rõ ràng, chân thực nhất có thể.
Hình ảnh sản phẩm đủ bắt mắt sẽ thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Vì vậy, các nhà bán hàng Shopee thành công luôn đảm bảo họ đăng những bức ảnh sản phẩm đẹp nhất.
Thông tin mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn
Bên cạnh những hình ảnh mô tả sản phẩm, người tiêu dùng sẽ rất chú ý đến thông tin chi tiết và mô tả của sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều người bán Shopee thường xem nhẹ phần này khi đăng tải sản phẩm bán trên sàn.
Các nhà bán hàng Shopee nên đầu tư nội dung vào phần mô tả sản phẩm một cách hấp dẫn và toàn diện nhất có thể. Phần mô tả nên bao gồm các thông tin như: nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, phân loại, màu sắc, kích thước, giá cả,...
Hashtag
Có rất nhiều nhà hàng Shopee bỏ qua vũ khí lợi hại này. Hashtag là công cụ giúp khách hàng khi tìm kiếm từ khóa về sản phẩm trên Shopee, sẽ có khả năng cao hiện ra sản phẩm của bạn.
Hashtags phải gần với từ khóa chính xác của tên sản phẩm bạn muốn bán. Vì vậy cơ hội sản phẩm của bạn xuất hiện trong kết quả khách hàng tìm kiếm cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
>> Đọc tiếp: Người bán chia sẻ kinh nghiệm bán hàng Shopee cực hiếm
Giá bán hợp lý
Hầu hết khi gõ tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào trên Shopee đều có rất nhiều người bán cùng sản phẩm. Do đó trên thị trường Shopee bất kỳ mặt hàng nào cũng đối mặt với sự cạnh tranh khá lớn. Trừ khi sản phẩm của bạn độc quyền, giá cả phải chăng và thậm chí thấp hơn so với các đối thủ. Điều đó sẽ khiến bạn nổi bật hơn và tăng cơ hội bán hàng.
Nhiều khách hàng có tâm lý lựa chọn Shopee vì lợi thế giá rẻ khi tìm mua hàng hóa. Hiểu được hành vi định giá của khách hàng, mẹo bán hàng Shopee ở đây là đặt giá sản phẩm bằng hoặc thấp hơn so với thị trường.
Kinh doanh sản phẩm thịnh hành
Chức năng đẩy sản phẩm trên Shopee có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng phải đo lường và đánh giá hiệu quả sau mỗi lần đẩy sản phẩm.
Nếu bạn thực hiện đẩy sản phẩm thường xuyên mà số lượng đơn hàng vẫn không tăng thì bạn nên xem lại các yếu tố ảnh hưởng. Hãy tự hỏi tại sao khách hàng vẫn không nhấp vào sản phẩm của bạn mặc dù sản phẩm đó đã nằm trên TOP, có thể nhìn thấy?
Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là bước không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Kể cả là bán hàng online hay offline, trên mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử. Người bán đều cần chăm chút cho quy trình chăm sóc khách hàng, bao gồm: trả lời câu hỏi của người mua, tư vấn một cách nhiệt tình và có trách nhiệm, hỗ trợ giao hàng, tổ chức các ưu đãi, khuyến mãi mua hàng… Giải quyết nhanh chóng nhất mọi thắc mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình mua hàng, hợp tình hợp lý.
Kích thích mua hàng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Các nhà bán hàng Shopee được khuyến khích tạo các chiến dịch khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng như Mua 3 được giảm giá 15%, nhập phiếu giảm giá để được freeship, theo dõi gian hàng để nhận mã giảm giá, mua combo ưu đãi…
Cải thiện tỷ lệ phản hồi đến khách hàng
Tiêu chí ưu tiên hàng đầu của Shopee là “không bao giờ để khách hàng chờ đợi" bởi vì họ càng chờ lâu, thì khả năng họ sẽ tìm kiếm lựa chọn thay thế càng cao.
>> Xem tiếp: [MỚI] Cách bán hàng Shopee hiệu quả nhất 2021 ít ai biết
Đặt trọng lượng chính xác của sản phẩm
Đặt trọng lượng chính xác cho sản phẩm bạn bán. Điều này sẽ hạn chế tình huống khách hàng phải trả phí Ship cao hơn khi bạn đặt trọng lượng lớn hơn thực tế. Đặt chính xác trọng lượng sản phẩm (không cao hơn cũng không thấp hơn) giúp hệ thống tính toán chính xác giá trị đơn hàng của khách hàng, do đó quyết định mua sản phẩm của họ sẽ cao hơn.
Tính năng trang trí cửa hàng
Các mẹo và thủ thuật bán hàng Shopee trên đã phần nào cho bạn thấy tầm quan trọng của hình ảnh trong việc thu hút khách hàng mua hàng online. Shopee cũng cung cấp tính năng trang trí gian hàng cho phép người bán có thể thêm tự banner thiết kế, video, mô tả gian hàng, giới thiệu thông tin thương hiệu, địa chỉ, số điện thoại,… Nhờ đó, khách hàng thêm yên tâm hơn về độ uy tín của shop.
Gửi hàng đúng hẹn cho đơn vị vận chuyển
Các nhà bán hàng Shopee nên lưu ý thời hạn giao hàng cho phép của từng gói hàng. Luôn đảm bảo giao hàng đúng hẹn cho đơn vị vận chuyển để tránh “Tỷ lệ giao hàng trễ cao”.
>> Xem lại: 15 mẹo bán hàng Shopee hiệu quả mà người bán cần biết (P1)
Điểm đánh giá sản phẩm tích cực
Một trong những thói quen của khách hàng khi mua sắm trên Shopee là xem qua các đánh giá của khách hàng đã mua trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Sản phẩm chất lượng, đóng gói hàng đẹp, dịch vụ tư vấn - bảo hành nhiệt tình, sẽ giúp khách hàng yên tâm lựa chọn mua hàng ở shop bạn.
Tiếp thị đa kênh
Trong thời đại công nghệ trực tuyến, các doanh nghiệp luôn không ngừng mở rộng độ phủ tên tuổi thương hiệu của mình trên nhiều kênh khác nhau. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của mình không chỉ trên sàn thương mại điện tử Shopee mà còn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok...
Được gắn logo Gian hàng yêu thích hoặc Rẻ vô địch Shopee
Có một số quy định mà các nhà bán hàng Shopee cần lưu ý để được Shopee trao các danh hiệu này như:
- Sản phẩm của shop cam kết giá cả cạnh tranh hơn so với các sàn thương mại điện tử khác
- Các Sản Phẩm Bán Chạy Nhất
- Sản phẩm đã nhận được nhiều đánh giá cao từ Người mua
- Shop được nhiều người đánh giá tốt, có tỷ lệ hủy và trả hàng thấp
2. Các tính năng hỗ trợ bán hàng Shopee bổ sung
Đấu thầu từ khóa
Với giá từ 100-200đ/click, các nhà hàng Shopee có thể dễ dàng đấu thầu các từ khóa giúp đẩy sản phẩm của mình lên top tìm kiếm. Và làm cho những sản phẩm này nổi bật hơn so với những đối thủ khác trong kết quả tìm kiếm.
Mã giảm giá riêng
Bên cạnh các chương trình giảm giá, khuyến mãi theo mùa và các sự kiện của Shopee. Bình thường các nhà bán hàng Shopee có thể tự tạo phiếu giảm giá độc quyền dành cho gian hàng của mình để kích thích nhu cầu khách mua hàng và tăng số lượng đơn hàng.
Chương trình của Shopee
Tham gia các chương trình Shopee sẽ giúp bạn quảng bá Shop, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng tương tác cho gian hàng.
3. Kết luận
Nhờ vị thế thống trị của Shopee trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, việc gia nhập bán hàng trên nền tảng Shopee có thể mang lại tương lai đầy hứa hẹn về doanh thu và khả năng tiếp cận khách hàng cao cho bất kỳ nhà bán lẻ nào.
Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh giữa cuộc chơi thương mại điện tử khốc liệt. Các chủ shop cần hiểu rõ các tính năng hỗ trợ trong việc kinh doanh trên Shopee và quan trọng nhất là tất cả các mẹo và thủ thuật bán hàng Shopee để thúc đẩy doanh số bán hàng lên mức tối đa.
>> Xem lại: 15 mẹo bán hàng Shopee hiệu quả mà người bán cần biết (P2)
Quản lý hàng tồn kho Shopee - Sử dụng các phần mềm bán hàng
Quản lý hàng tồn kho là một kỹ năng quan trọng khi kinh doanh nói chung và bán hàng trên Shopee nói riêng. Nếu không quản lý tồn kho chặt chẽ, chỉ cần thất thoát 1 vài sản phẩm là đã gây thiệt hại không nhỏ mà bạn phải bán rất nhiều đơn hàng mới có thể kéo lại được. Thay vì “ôm hàng” với số lượng lớn, bạn nên tận dụng các mối quan hệ để được lấy hàng với giá sỉ với số lượng nhỏ, bạn vừa có thể giảm thiểu tối đa rủi ro hàng tồn kho, vừa đa dạng mặt hàng.
Ngoài ra, còn 1 cách khác hiệu quả hơn đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trên Shopee giúp bạn kiểm soát hàng tồn kho chính xác đặc biệt là khi bán hàng đa kênh. Ngày nay, các Phần mềm quản lý bán hàng ra đời và trở thành công cụ không thể thiếu dành cho các người bán trong thời đại công nghệ. Các phần mềm này giúp bạn liên kết mọi hoạt động bán hàng từ offline tại cửa hàng đến online trên các kênh (Facebook, Shopee, Tiki, Lazada, Sendo...). Các chủ shop có thể quản lý đồng bộ, đơn hàng, kho hàng, vận chuyển, khách hàng,... chỉ trên một màn hình duy nhất.
Hàng triệu người bán đã sở hữu Phần mềm quản lý bán hàng cho riêng mình, còn bạn thì sao?