Lật tẩy mẹo livestream bán hàng “nghìn đơn” của các chủ shop
So với bán hàng online đơn thuần qua Facebook, thì hình thức bán hàng livestream mang về nhiều thuận tiện hơn cho người mua và cả người bán. Với người bán, họ không cần tốn chi phí thuê mặt bằng, xây dựng cửa hàng, gian hàng, không tốn chi phí vận hành, mà vẫn tiếp cận đến hàng trăm hàng nghìn khách hàng ở khắp nơi trên cả nước. Việc tư vấn bán hàng và chốt đơn được diễn ra trực tiếp qua video livestream rõ hàng và minh bạch.
Còn với người mua, họ có thể quan sát sản phẩm trực tuyến. Và yêu cầu người bán giải đáp thắc mắc, tư vấn rõ hơn về sản phẩm mình quan tâm. Giúp hạn chế trường hợp mua hàng online mà nhận sản phẩm khác xa với thực tế hoặc hàng nhái, hàng giả.
Kinh doanh online nói chung và ngành nghề bán hàng livestream nói riêng là hình thức kinh doanh đòi hỏi sự không ngừng sáng tạo, các chiêu thức thậm chí các chiêu trò để khiến khách hàng tin tưởng hơn và chốt đơn ngay lập tức. Nếu bạn là một người bán hàng online qua livestream, thì bạn cũng nên biết về các mẹo livestream bán hàng này.
Khả năng thiên biến vạn hóa không có giới hạn của những nhà bán hàng livestream, giúp tăng tỷ lệ đặt hàng và thu hút người xem livestream hiệu quả hơn không tưởng. Sau đây là 4 mẹo livestream bán hàng phổ biến nhất.
1. Mẹo livestream chốt đơn hàng ảo
Đây là mẹo livestream bán hàng được vô số người sử dụng trong các buổi bán hàng của mình. Sau khi một chiếc video được lan truyền trên Facebook hé lộ sự thật “dở khóc dở cười” đằng sau mỗi buổi livestream của một chủ shop. Đó là bên cạnh người dẫn livestream đang liên tục không ngừng miệng ngừng tay, là một danh sách có sẵn hàng loạt những cái tên Facebook để người bán hô Chốt đơn.
Khi người xem livestream nghe liên tục những cái tên, sẽ nghĩ rằng đây là những khách chốt mua hàng thành công. Nhưng thực sự, đây là một mẹo livestream bán hàng được gọi là Chốt đơn ảo. Thậm chí, kèm theo sau khi hô thông tin chốt đơn, người bán còn cầm một món hàng bỏ qua một bên. Ý chỉ món hàng đó đã được bán cho vị khách vừa gọi tên.
Nhưng có ai ngờ, sau khi món hàng được để sang một bên (thậm chí ném ra sau camera). Thì sau cánh gà sẽ có một người hỗ trợ gom hàng đặt lại vào vị trí cũ để người dẫn live tiếp tục “chốt đơn ảo”.
Tuy ở khía cạnh người xem livestream, sẽ không thể phân biệt được người bán đang chốt đơn hàng thật hay ảo. Nhưng chiêu thức đánh “tâm lý đám đông” sẽ tạo người xem cảm giác, người bán đang bán hàng rất trôi chảy, thuận lợi. Chứng tỏ đây là shop bán hàng chất lượng, uy tín, được nhiều người ủng hộ và sản phẩm đang được bán chạy là sản phẩm hot hoặc trending.
Điều này khiến nhiều người vô tình lướt xem live, dù không có nhu cầu mua hàng, cũng tò mò bấm vào xem và sẵn sàng chi tiền mua món hàng hot ấy ngay tức khắc.
2. Mẹo dùng “chim mồi” livestream bán hàng
So với hình thức “chốt đơn ảo” là người bán tự tạo ra những vị khách chốt đơn, nhưng những người xem livestream bán hàng lại không thể nhìn thấy được. Nhưng với chiêu thức “chim mồi” người xem live có thể nhìn thấy liên tục rất nhiều bình luận cần tư vấn và mua hàng của “khách hàng”.
Nhưng thực sự, đó là những người quen, bạn bè, account clone của shop/người bán hoặc do đơn vị hỗ trợ dịch vụ livestream “gài” vào để thuyết phục người xem live. Họ để lại bình luận với đầy đủ thông tin chốt đơn bao gồm: tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ giao hàng rõ ràng.
Nhưng đây chỉ là cách thức để tăng độ hot cho buổi livestream bán hàng, tạo “tương tác ảo” giữa người bán và người mua, thuyết phục khách xem live chốt đơn hàng theo “tâm lý đám đông”.
>> Đọc ngay: Thiết kế phòng Livestream bán quần áo hút TRIỆU lượt view
3. Mẹo livestream bán hàng thông báo số lượng có hạn
Tâm lý sợ bỏ lỡ (Fear of missing out) là một trong những tâm lý tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng nhất.
Với những lời kêu gọi trên livestream bạn thường nghe như “Bán giá này cho chị em nào chốt nhanh, chỉ 1 đêm duy nhất”, “Số lượng có hạn”, “Hàng về rất ít”, “Phiên bản giới hạn, chỉ còn 5 cái”,... Thật ra, không có giới hạn hay hết hàng nào ở đây cả, thậm chí hàng trong kho mới về hoặc còn tồn đọng rất nhiều. Nhưng chỉ cần một buổi livestream với mẹo bán hàng đánh vào tâm lý trên, sẽ giúp người bán tiêu thụ số lượng lớn hàng hóa. Thậm chí xả sạch kho hàng bởi người mua hoàn toàn tin vào lời người dẫn livestream, mà tranh thủ cơ hội để sắm được món hàng hiếm hoặc với giá hời hơn thông thường.
Và tất nhiên, vài hôm sau mẫu đó vẫn tiếp tục lên kệ sale hoặc được giới thiệu số lượng có hạn thì cũng là điều bình thường. Người bán chỉ cần giải thích rằng thấy sản phẩm được nhiều sự đón nhận nhiệt tình nên shop quyết định nhập tiếp hàng hoặc liên hệ nhà máy mở sản xuất thêm, hoặc dọn kho vài mẫu còn sót...
>> Đọc tiếp: Mẫu kịch bản livestream chuẩn - Các mẹo bán hàng livestream
Không nên livestream bán hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng
Kinh doanh online nói chung và bán hàng livestream nói riêng luôn vướng phải rào cản lớn nhất là quảng cáo thường không giống hoàn toàn với thực tế. Nhiều khách hàng vẫn luôn phàn nàn về hiện trạng hàng giao đến không giống hoặc không đảm bảo chất lượng như trên livestream bán hàng.
Thực tế là vậy, trong cộng đồng bán hàng online hiện giờ xuất hiện đầy rẫy mặt hàng được bày bán không thể kiểm soát. Nhiều sản phẩm mang tên tuổi các thương hiệu nổi tiếng như lại được livestream bán hàng rao với giá như mua ở chợ.
Thậm chí, nhiều mẫu đồng hồ chính hãng như Rolex hay Hublot lại được bán online với giá 500-700 nghìn đồng. Với sự chênh lệch rõ rệt như vậy thì khách hàng thông minh còn có thể phân biệt được chất lượng sản phẩm thật bán trên online.
Nhưng nhiều người bán hàng thậm chí còn dùng lý lẽ để biện hộ cho việc giá sản phẩm thấp do mình có được nguồn nhập hàng tốt, khuyên người bán yên tâm về chất lượng. Đây thực ra là thất bại của người bán, khi khách hàng ngày càng trở nên thông thái khi phân biệt chất lượng thật sản phẩm.
Do đó, nếu bạn bán các loại hàng nhái giống thật, hoặc hàng giả nhãn hiệu dành cho các đối tượng khách hàng khả năng mua sắm vừa túi tiền. Bạn nên làm rõ về việc sản phẩm mình thuộc loại hàng như thế nào, nguồn gốc xuất xứ ra sao giúp khách hàng thêm yên tâm về sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhiều loại mặt hàng cần người bán minh bạch về loại hàng like new (hàng cũ như mới), hàng si, F1, F2,... để không tồn tại sự hiểu lầm giữa người mua và người bán. Dẫn đến việc đơn hàng giao đến phát sinh nhiều mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, Facebook cũng đang áp dụng nhiều giới hạn đối với các hoạt động kinh doanh online hàng giả, nhái thương hiệu, vi phạm bản quyền. Nhưng với hình thức livestream bán hàng, rất khó để làm rõ chất lượng sản phẩm chỉ qua hình ảnh video.
Do đó, người bán lẫn người mua cần phải có sự trao đổi, tư vấn kỹ từng chi tiết và thông tin liên quan đến sản phẩm. Hãy trở thành người bán hàng online uy tín!
>> Xem ngay: Bí quyết và cách chốt đơn của nữ hoàng livestream Viya TQ
Chốt nhanh đơn hàng bằng phần mềm quản lý livestream
Như đã nói ở trên, công cụ không thể thiếu đối với những nhà bán hàng livestream chuyên nghiệp. Đó chính là phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ chức năng livestream.
Đối với một người bán hàng khi số lượng khách quan tâm đến các sản phẩm trong livestream của bạn. Họ sẽ tương tác đông đảo, để lại số lượng bình luận và tin nhắn "bão". Người bán dù cho có nhiều nhân lực đi chăng nữa, vẫn không thể kiểm soát được tốt hết các tương tác mua hàng của khách. Việc quản lý livestream thủ công sẽ xảy ra trường hợp sai hoặc sót đơn của khách.
Do đó, giải pháp tối ưu nhất được nhiều nhà bán hàng livestream lựa chọn vẫn là công nghệ phần mềm quản lý bán hàng livestream. Đây là lựa chọn rẻ hơn so với việc thuê thật nhiều nhân viên bán hàng hay cộng tác viên kiểm bình luận, đơn hàng livestream.
Vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được công sức. Mọi thao tác quản lý bán hàng livestream lại được tối giản lên đến 60%. Vậy tại sao bạn lại chưa sử dụng phần mềm quản lý bán hàng livestream?
Phần mềm Quản lý bán hàng Livestream UPOS Việt Nam
UPOS mang đến cho bạn Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh với gói Livestream. Chuyên hỗ trợ cho các nhà bán hàng livestream với mọi tính năng tự động hóa. Bạn có thể sử dụng các chức năng sau cho các buổi livestream bán hàng:
- Tự động thu thập bình luận theo cú pháp: Bạn có thể tùy chỉnh theo những cú pháp mua hàng bạn thông báo với khách trong livestream. Khi khách để lại bình luận theo đúng cú pháp hệ thống sẽ thu thập toàn bộ bình luận ấy về màn hình quản lý. Người bán chỉ cần thao tác trên màn hình quản lý để chốt đơn. Mà không cần phải lướt lại xem từng bình luận trên livestream để chọn lọc.
- In bình luận hỗ trợ chốt đơn: Trường hợp shop có nhiều nhân viên hỗ trợ chốt đơn, chủ shop có thể kết nối phần mềm với máy in. Chức năng này sẽ giúp tự động in các phiếu bình luận khách hàng mua hàng, hoặc cần tư vấn. Mỗi nhân viên sẽ chọn ra những phiếu để liên hệ theo số điện thoại khách để lại và chốt thông tin giao hàng.
- Thống kê và tra cứu tin nhắn tùy ý: Người bán cũng có thể tra cứu lại tin nhắn theo các cú pháp để kiểm tra tình trạng phản hồi tin nhắn. Hạn chế xảy ra tình trạng phản hồi xót tin nhắn, hoặc chốt sai đơn hàng cho khách.
- Tự động tạo đơn hàng ngay khi live: Thay vì cách thức chốt đơn như trước khi, rằng sau khi kết thúc buổi livestream, người bán phải "lội" lại thống kê từng bình luận. Sau đó mới liên hệ khách để chốt đơn. Nay phần mềm bán hàng livestream sẽ hỗ trợ bạn chốt đơn trực tiếp trên màn hình làm việc. Trong khi người mẫu livestream vẫn tiếp tục live mà không hề bị ảnh hưởng. Nhiều buổi livestream kéo dài đến 8-9 tiếng, nhân viên chốt đơn vẫn có thể hoàn tất đơn hàng đều đều mà không xảy ra tình trạng gián đoạn như trước.
- Ẩn bình luận chứa thông tin khách hàng: Để đề phòng trường hợp đối thủ "rình rập" cướp khách ngay sau khi khách để lại bình luận mua hàng trên livestream của bạn. Phần mềm hỗ trợ bán hàng livestream cũng đồng thời hỗ trợ ẩn bình luận chứa thông tin khách hàng. Chỉ người dùng phần mềm quản lý bán hàng đã kết nối với trang Facebook livestream mới có thể xem được các bình luận khách để lại thông tin chốt đơn.
Nhờ vào những ưu điểm cần thiết và thực tế, Phần mềm UPOS đáp ứng được tốt hầu hết công việc quản lý của các chủ shop, chủ doanh nghiệp cần trong quá trình kinh doanh, buôn bán trên những kênh bán hàng khác nhau. Như Facebook, Livestream, Shopee, Lazada, Sendo,...