18/03/2021
Blog
639

Kinh nghiệm cứu sống kinh doanh giữa nguy cơ thất bại

Nội dung

Kinh nghiệm cứu sống kinh doanh giữa nguy cơ thất bại

Kinh nghiệm cứu sống kinh doanh giữa nguy cơ thất bại

Thất bại là một thực tế vô cùng phũ phàng trong kinh doanh nhưng ít chủ doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế với dịch bệnh toàn cầu vẫn đang hoành hành như hiện nay. Nhiều doanh nhân, chủ shop, người bán hàng đã phải đưa ra một số quyết định khó khăn, để có thể giữ cho công việc kinh doanh của mình thoát khỏi “bờ vực sụp đổ”. Nếu bạn đang đọc bài viết này, có thể bạn đang ở trong tình thế nan giải tương tự.

May mắn thay, có những chiến lược và bí quyết được nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công để cứu cánh một cửa hàng/ doanh nghiệp đang cố gắng vực dậy và có thể tồn tại lâu hơn.

Như chiếc phao cứu sinh giữa biển! Trong bài viết, UPOS xin được chia sẻ một số kinh nghiệm có thể hỗ trợ bạn trong nỗ lực cứu sống hoạt động kinh doanh giữa nguy cơ thất bại. Nhiều người bán chia sẻ rằng cửa hàng của họ đã may mắn được cứu sống trong thời điểm khó khăn nhất. Và giai đoạn đó đã tiếp thêm cho họ những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để điều hành tốt hơn hoạt động bán hàng của mình và khi phải đối mặt với thất bại.

1. Thuê outsource - Đơn vị bên thứ ba hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Thuê outsource - Đơn vị bên thứ ba hỗ trợ hoạt động kinh doanh

“Là chủ sở hữu của một shop bán quần áo thời trang nhỏ mà tôi đã tự mình bắt đầu với không có nhân viên hành chính nào hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác. Chỉ có bản thân tôi và một nhân viên bán hàng cùng bán. Nhưng cuối cùng khi tôi bắt đầu tuyển nhân viên kế toán, kiểm kho,… tôi đã rất vất vả để giao phó công việc và quản lý họ. Đến khi công việc kinh doanh của tôi bắt đầu có xu hướng đi xuống, mặc dù đơn hàng và khách hàng đang tăng lên, tôi biết mình cần được giúp đỡ.”

Các nền tảng công nghệ như phần mềm quản lý bán hàng đã giúp tôi nhận ra rằng bạn có thể hợp tác với các dịch vụ bên ngoài., để hỗ trợ các công việc chuyên môn hay nhiệm vụ kinh doanh mà bạn không thể kiểm soát tốt. Phương pháp này sẽ giúp tối ưu hóa quy trình của bạn và giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình tốt hơn, hạn chế khả năng thất bại.

Lợi ích lớn nhất từ sau khi sở hữu thêm phần mềm quản lý bán hàng là tôi không cần quá nhiều nhân viên nhưng vẫn kinh doanh hiệu quả. Khi bạn có được quy trình bán hàng rõ ràng sẵn, thì phần mềm là hệ thống hỗ trợ bạn hoàn thiện quy trình quản lý còn lại. Giúp chủ shop và nhóm bán hàng theo dõi được chi tiết công việc bán hàng và hiệu quả kinh doanh.

Trước khi bắt đầu ký hợp đồng chọn mua một phần mềm quản lý bán hàng nào, bạn nên xem kỹ hướng dẫn về cách sử dụng. Tốt nhất bạn nên đề xuất được trải nghiệm sử dụng thử để chọn được phần mềm bán hàng tốt và không bị tiêu tiền một cách bất hợp lý.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm chọn dùng phần mềm quản lý bán hàng tốt

2. Đầu tư vào đội ngũ nhân viên hỗ trợ kinh doanh

Đầu tư vào đội ngũ nhân viên hỗ trợ kinh doanh

Sẽ rất khó để cá nhân một người chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp có thể tự vực dậy một hoạt động kinh doanh sa sút. Bạn nên cân nhắc vào quyết định đầu tư cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ của mình một cách sáng suốt nhất.

Tôi đảm bảo rằng mỗi nhân viên khi họ cảm thấy bản thân có giá trị và được cấp trên hỗ trợ nhiệt tình. Chắc chắn họ sẽ hết mình trung thành với doanh nghiệp và cả chủ doanh nghiệp. Dù cho bạn sẽ thực hiện những bước tiến khó khăn như thế nào để xoay chuyển tình thế kinh doanh đi chăng nữa.

Hơn nữa, nếu nhân viên của bạn đã được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp và trải nghiệm làm việc với tinh thần thoải mái nhất. Việc tham gia vào kế hoạch và quá trình gầy dựng lại doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng để đồng hành. Sẽ không có bất kỳ doanh nghiệp hay người sếp nào bị bỏ rơi trong thời điểm khó khăn, nếu họ đã từng quan tâm và lắng nghe nhân viên mình thật tốt.

Đội ngũ đồng hành trong quá trình bán hàng/ kinh doanh đã góp một vai trò không nhỏ trong việc đưa doanh nghiệp của bạn phát triển đến thời điểm này. Vì vậy, hãy xem họ như một phần không thể tách rời của doanh nghiệp. Hãy giữ họ ở lại trong thời điểm quyết định những thay đổi mới cho doanh nghiệp.

Dựa trên tinh thần đồng đội, đội ngũ nhân viên sẽ đồng hành bên cạnh bạn và thúc đẩy bạn tiếp tục cố gắng với tư cách là một nhóm đồng nghĩa. Việc này sẽ đem lại hiệu quả gấp bội lần so với việc “thay máu” tuyển thêm toàn bộ nhân lực mới vào đội ngũ kinh doanh. Và bạn cũng sẽ chính là động lực khuyến khích họ chiến đấu hết sức mình để bảo vệ cho thành quả kinh doanh của tất cả mọi người trong suốt thời gian qua. Đừng xem thường sức mạnh của tập thể, mặc dù bạn là người lãnh đạo, bạn vẫn rất cần và mong muốn nhân viên sẽ cùng bạn và giúp bạn phát triển doanh nghiệp này.

3. Giữ cho Khách hàng luôn được hài lòng

Giữ cho Khách hàng luôn được hài lòng

Đưa ra những đổi mới cho quy trình và hoạt động kinh doanh. Không ai thích thay đổi và khách hàng hiện tại của bạn cũng vậy. Điều này nghe có thể phi lý, có thể bạn đã từng nghĩ, trong kinh doanh cần phải không ngừng thay đổi để làm mới mình.

Nhưng sự thật, đôi khi mọi thứ không phức tạp đến vậy. Một khi khách hàng đã trung thành với bạn, tức là họ yêu những gì bạn đang có và không bao muốn bạn thay đổi khác đi.

Khách hàng thường sẽ có tâm lý bất an rằng vừa đón chờ cửa hàng/ doanh nghiệp bạn có thể đang triển khai các hệ thống mới hoặc thực hiện các thay đổi đối với quy trình của mình, thì sẽ mang đến những thay đổi gì mới mẻ. Nhưng cũng vừa muốn được đảm bảo rằng họ sẽ nhận được cùng một sản phẩm/ dịch vụ và cả thái độ chăm sóc khách hàng mà họ mong đợi từ bạn từ trước đến nay, sẽ không thay đổi.

Trong quá trình cứu sống hoạt động bán hàng/ kinh doanh của bạn khỏi nguy cơ thất bại, bạn sẽ cần phải thực hiện những chiến lược kinh doanh mới để “ươm mầm” cho tiềm năng phát triển trở lại của mình. Nhưng hãy luôn nhớ dành sự tri ân cho những khách hàng đã gắn bó với bạn khi bắt đầu và trong suốt thời gian khó khăn.

>> Đọc tiếp: Thắc mắc kinh doanh: Bán hàng online dễ hay khó?

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.

Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.

>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản


1900 1511