Cách kinh doanh hiệu quả - những ý tưởng kinh doanh đơn giản
Ông bà ta từ xưa đã có câu "Phi thương bất phú" được hiểu nôm na không đi buôn thì không thể giàu được. Nhìn quanh thấy có vẻ đúng. Ngày nay tất cả mọi công việc làm ăn đều liên quan đến kinh doanh. Nếu không tạo ra được doanh thu sẽ không thể duy trì được công việc dù là thuộc lĩnh vực nào.
Người họa sĩ cũng cần bán tranh để mua về màu nước và giấy vẽ. Người ca sĩ hát trên sân khâu cũng cần thương mại ca khúc để phát hành những sản phẩm khác. Do đó, hầu như tất cả mọi người đều đang làm kinh doanh và tiếp tục học hỏi để phát triển việc kinh doanh của mình.
Vậy còn bạn thì sao? Bạn là người có đam mê kinh doanh nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Và để tự tin rằng mình kinh doanh cơ hội sẽ thành công cao. Trong bài viết UPOS xin chia sẻ đến bạn một số kế hoạch kinh doanh hiệu quả, những ý tưởng kinh doanh đơn giản và bí quyết để bạn duy trì phát triển kinh doanh.
Các bước để khởi nghiệp kinh doanh hiệu quả
Chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp
Việc đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng là Lên ý tưởng. Không bao giờ được chọn mặt hàng đầu tư kinh doanh bằng cảm hứng. Bạn đừng đột nhiên đi cà phê gặp một người bạn cũ "ăn nên làm ra" trong lĩnh vực nào đó. Và bạn cũng muốn nuôi ý định kinh doanh theo mô hình tương tự. Đấy là sai lầm.
Cách sáng suốt nhất để nhà kinh doanh chọn mặt hàng kiếm tiền riêng là dựa trên 2 yếu tố.: Hiểu biết của bản thân và Nhu cầu khách hàng. Điều đó có nghĩa hoặc là bạn sẽ chọn mặt hàng kinh doanh dựa trên những đam mê, sở thích hoặc kiến thức của bản thân. Từ đó bạn có thể nắm rõ hơn về sản phẩm mình sẽ kinh doanh, chọn ra được những nguồn hàng tốt, uy tín và nắm được tâm lý khách hàng rõ nhất. Hoặc bạn có thể chọn kinh doanh mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường đang còn thiếu nguồn cung ứng. Đây là cách kinh doanh hiệu quả nhất, yên tâm sẽ không bị thua lỗ và ít áp lực cạnh tranh từ đối thủ.
Nếu bạn vẫn còn phân vân giữa nhiều lựa chọn về mặt hàng kinh doanh. Bước tiếp theo bạn có thể nghiên cứu về thị trường để chọn ra lĩnh vực kinh doanh phù hợp nhất. Bạn cần tìm hiểu đối thủ của bạn là ai, họ đã phát triển như thế nào, và cơ hội nào cho sản phẩm của bạn chiếm được thị phần trên thị trường hay không.
Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Để lập được kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất bạn cần trả lời những câu hỏi như.: Mục tiêu kinh doanh của bạn trong thời gian ngắn hoặc dài là gì? Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Định hướng trong thời gian ngắn hoặc dài của bạn là như thế nào? Nên nhập hàng từ nguồn hàng nào uy tín và sản phẩm chất lượng?...
Nếu bạn đã có câu trả lời chi tiết và rõ ràng nhất cho những câu hỏi trên. Thì bạn đã phần nào chuẩn bị được cho mình một kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh.
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một kế hoạch logic, sát với thực tế và an toàn sẽ vẽ ra một hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp xác định rõ những rủi ro có thể phát sinh và những khó khăn có thể gặp phải khi kinh doanh.
Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh đáng tin cậy
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, nguồn vốn tự chủ hay xoay vòng, kêu gọi vốn. Bạn cũng cần xác định rõ kế hoạch sử dụng nguồn vốn như thế nào. Tuy nhiên bạn cần ước tính nguồn vốn ổn định cho bạn trang trải vừa tiền hàng vừa chi phí vận hành và vừa tiền dự trữ cho những vấn đề phát sinh.
Nếu bạn không có sẵn nguồn vốn, bạn có thể đi vay mượn gia đình, bạn bè, người thân và ngân hàng. Hoặc nếu không thể vay vốn ngân hàng, bạn có thể đi kêu gọi đầu tư.
Đừng cho rằng việc vay vốn, mượn nợ để kinh doanh là hoàn toàn xấu. Thật ra đây là một động lực giúp bạn duy trì việc kinh doanh, cố gắng phát triển không ngừng và không bỏ cuộc. Đối với các nhà kinh doanh lớn, kể cả các tỷ phú, cũng chọn cách dùng vốn này mà xây dựng nên nhiều chuỗi doanh nghiệp thành đạt.
Tìm kiếm nguồn hàng và nhà cung cấp
Khác với các doanh nghiệp lớn, khi bắt đầu kinh doanh bạn sẽ tự tay lo liệu mọi công đoạn từ A đến Z. Đó là lí do bạn cần lựa chọn những đối tác uy tín và đáng tin cậy nhất trong ngành để đồng hành trong suốt quá trình kinh doanh. Ví dụ như: Nguồn hàng, Nhà cung cấp thiết bị, Đơn vị thi công trang trí, Phần mềm quản lý bán hàng, Nhà tuyển dụng nhân sự,... Mọi công đoạn này sẽ quyết định trực tiếp đến quá trình kinh doanh và vận hành tốt việc kinh doanh. Do vậy hãy tham khảo trực tiếp nhiều người kinh doanh đã có kinh nghiệm, hoặc đến nghe tư vấn trực tiếp từ đối tác.
Đừng quên chú ý đến các quyền về bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp của bạn và đối tác. Vì trong một số trường hợp, đối tác sẽ cần truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng và nhạy cảm của doanh nghiệp bạn.
Xây dựng tên tuổi và kế hoạch quảng cáo
Xây dựng thương hiệu là hoạt động không thể thiếu dành cho mỗi nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Trước khi bạn cố gắng làm mọi cách để bán được thật nhiều hàng, hãy nghĩ đến việc quảng bá cho thương hiệu của bạn. Hãy tìm cách mang được những hình ảnh thể hiện phong cách riêng của thương hiệu đến với thật nhiều người dùng. Để khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm sẽ nhớ ngay đến bạn. Đây là chiến lược thông minh hơn tất cả các kế hoạch đầu tư cho quảng cáo.
Hãy dồn tâm sức vào thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu của riêng bạn. Khi bạn thực hiện các chiến lược quảng bá trên bất cứ kênh truyền thông nào đều đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu ấy. Tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ bạn kinh doanh mà lựa chọn phong cách thương hiệu cũng như hướng truyền thông phù hợp.
Bên cạnh việc truyền thông cho hình ảnh thương hiệu cũng như sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh. Các nhà bán hàng đừng quên cập nhật các nội dung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ ấy và những thông tin cần thiết. Giúp người tiêu dùng quan tâm hơn và chú ý đến thương hiệu cũng như mặt hàng bạn kinh doanh.
Phát triển dựa theo báo cáo kinh doanh
Thương trường là chiến trường - do đó nếu muốn "sống sót" và "tồn tại" trên thị trường giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh lợi nhỏ. Bạn phải lập kế hoạch, tìm ra cách tạo ra được lợi nhuận để duy trì doanh nghiệp phát triển. Phát triển - là điều không thể dừng lại, mọi cá nhân trong doanh nghiệp cần cố gắng không ngừng nghỉ để gây dựng thành công.
Các nhà kinh doanh cần theo dõi sát sao báo cáo về tình hình kinh doanh thực. Đưa ra những phương pháp xử lý kịp thời những thất thoát, khủng hoảng. Và tạo ra nhiều dấu ấn về chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường.
Bí quyết: Liên kết với các doanh nghiệp có tên tuổi lớn cũng là ý tưởng thông minh để xây dựng thành công trong kinh doanh. Hoặc tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện để tạo nên những giá trị nhân văn đến cho khách hàng.
>> Đọc tiếp Phần 2: Top 10+ ý tưởng kinh doanh đơn giản thu về lợi nhuận cao (P.2)
Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.