28/09/2021
Blog
682

Các ngành kinh doanh TPHCM hoạt động như thế nào sau ngày 30/9

Nội dung

TP.HCM sau ngày 30.9: Các ngành nghề kinh doanh hoạt động như thế nào?

Các ngành kinh doanh TPHCM hoạt động như thế nào sau ngày 30/9

Sau ngày 30.9, TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại nhưng không ồ ạt, mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh, ngành nghề...

Từ ngày 15.9 đến nay, lãnh đạo TP.HCM đã ban hành nhiều văn bản để dần "mở cửa" các lĩnh vực hoạt động trên địa bàn TP.HCM sau ngày 30.9.

Theo đó, sau ngày 30.9, các cơ quan, đơn vị nhà nước; một số loại hình kinh doanh, ngành nghề sẽ được hoạt động phục vụ trực tiếp người dân, nhưng sẽ kèm theo việc xét nghiệm Covid-19 âm tính, biện pháp 5K, và thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phong chống dịch Covid-19.

Trong đó, đối với cơ quan, đơn vị nhà nước sẽ chia làm 3 giai đoạn để "mở cửa" dần và phục vụ thủ tục hành chính cho người dân, gồm: giai đoạn từ 1.10.2021 đến 31.10.2021, giai đoạn từ 1.11.2021 đến hết ngày 15.1.2022 và giai đoạn sau ngày 15.1.2022.

Bộ tiêu chí chung hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại sau ngày 30.9

Bộ tiêu chí hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại sau ngày 30.9 TPHCM

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM.

Phạm vi điều chỉnh là các đơn vị kinh doanh thương mại, cung ứng hàng hóa (hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ, lương thực thực phẩm, chợ truyền thống, chờ đầu mối); doanh nghiệp/cơ sở sản xuất; văn phòng làm việc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn TP.

Điều kiện áp dụng: người lao động, người sử dụng lao động tại các đơn vị; các đối tác cung cấp; khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ phải có thẻ xanh Covid, cùng việc tuân thủ 5K.

Trong đó, nêu rõ một người có thẻ xanh Covid khi hội đủ các điều kiện: xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng test nhanh hoặc RT-PCR đối với những ngành nghề phải làm xét nghiệm; Tiêm vắc xin phòng Covid-19 ít nhất 1 liều, sau 2 tuần; hoặc từng F0 và đã khỏi bệnh; không tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày.

  • Về điều kiện tiêm vắc xin: tiêm ít nhất 1 liều đối với loại vắc xin tiêm 2 lần, 2 tuần sau khi tiêm; đối với vắc xin tiêm 1 liều, 2 tuần sau khi tiêm. Người tiêm 1 liều (đối với loại vắc xin 2 lần) thì phạm vi hoạt động và tiếp xúc sẽ bị giới hạn so với người tiêm đủ 2 liều.
  • Điều kiện F0 khỏi bệnh: có giấy xuất viện hoặc giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn; F0 tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc xác nhận của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa đảm trách, tổ chức thiện nguyện “ATM ô xy”, các tình nguyện viên là các bác sĩ nghỉ hưu,….
  • Các trường hợp F0 khỏi bệnh khác không thể xác nhận được thì phải tiêm vắc xin.

>> Xem thêm: BÍ QUYẾT KINH DOANH ONLINE TRONG MÙA DỊCH CÔ-VI 2021

Bộ tiêu chí từng đơn vị, ngành nghề sau ngày 30.9: TPHCM an toàn mới hoạt động!

TP.HCM sau ngày 30.9: Đơn vị, ngành nghề kinh doanh hoạt động như thế nào? - ảnh 1

Dựa vào các điều kiện trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM ban hành Bộ tiêu chí riêng cho từng đơn vị, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thương mại trên đại bàn TP.HCM. Đồng thời chỉ cho phép các đơn vị, ngành nghề hoạt động khi đảm bảo các tiêu chí đánh giá về hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 thuộc các lĩnh vực.

Các đơn vị tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với cơ quan chức năng để tổ chức hậu kiểm.

Bao gồm: Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm; Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại chợ truyền thống; Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối; Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất; Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại văn phòng làm việc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. 

Theo Báo Thanh Niên.

>> Tham khảo thêm: 10 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ONLINE TẠI NHÀ MÙA COVID


1900 1511