Bán hàng online đa kênh: Bạn nên sử dụng kênh nào để bán hàng?
Khi nói việc mua sắm, đó là cả một quá trình từ cân nhắc đến ra quyết định mua hàng. Trên thực tế, nghiên cứu từ Facebook và Bain & Company cho thấy trong khi 54% người mua hàng online tại Đông Nam Á tìm mua sản phẩm qua các mạng xã hội, 33% còn lại vẫn có thói quen liên hệ cửa hàng để đến mua sản phẩm.
Người tiêu dùng cũng không cố định mua hàng trên một kênh nào nhất định. Khách hàng online sử dụng đa nền tảng online để mua sắm và mua trên trung bình 3,8 trang web và những khách hàng thích mua sắm tại các cửa hàng offline vẫn có thể mua hàng của họ qua online nếu giá tốt hơn hoặc có ưu đãi hoặc giao hàng miễn phí...
Đối với các kênh Thương mại điện tử tại Đông Nam Á, chỉ với một sàn TMĐT duy nhất chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của tất cả khách hàng. Do đó, giải pháp bán hàng online đa kênh là chìa khóa để mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng doanh số bán hàng của bạn một cách hiệu quả.
Bán hàng online đa kênh (Multichannel) VS Bán lẻ đa kênh tập trung (Omnichannel) khác nhau như thế nào?
Đây là hai thuật ngữ nói về việc người bán hàng triển khai kinh doanh online trên nhiều hơn một kênh (và cụm từ này được sử dụng như thuật ngữ thông dụng trong bán hàng online). Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt rất lớn giữa: Bán hàng đa kênh và Bán lẻ đa kênh tập trung (Multichannel và Omnichannel).
Hình thức bán hàng đa kênh (hoặc "tất cả các kênh") (Multichannel) là hướng đến khách hàng. Khách hàng là trung tâm của chiến lược. Nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm đa dạng. Liên kết khách hàng đến với nhiều kênh mua hàng khác nhau. Nếu bạn đang sử dụng chiến lược bán hàng đa kênh, cần chú ý trải nghiệm mua hàng của khách hàng phải giống nhau trên tất cả các kênh.
Phương pháp bán hàng online đa kênh cho phép người bán liên kết trải nghiệm mua hàng, tương tác mua bán của khách hàng trở nên liền mạch trên tất cả các kênh. Điều này rất cần thiết để tăng doanh số bán hàng và cả uy tín cho gian hàng của bạn trên các sàn Thương mại điện tử.
Tuy nhiên, có một nhược điểm đối với hình thức bán hàng này. Khi phát triển hình thức bán hàng đa kênh bạn cần có nguồn lực nhân sự đáng kể và có những thay đổi trong kế hoạch, quy trình kinh doanh. Bạn sẽ cần đầu tư vào các quy trình liên quan như hệ thống bán hàng online, hệ thống quản lý dữ liệu bán hàng và hệ thống quản lý thông tin sản phẩm, khách hàng online.
Mặt khác, Bán lẻ đa kênh tập trung (Omnichannel) lại chú trọng hơn vào sản phẩm. Tại đây, người bán có thể mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mua hàng trên các kênh khác nhau. Sau đó, khách hàng có thể mua cùng một sản phẩm trên các kênh mình ưng ý. Mỗi kênh hoạt động độc lập với các kênh khác.
Người bán cũng có thể tận dụng sự linh hoạt của các kênh khác nhau để lựa chọn bán hàng theo hình thức đa kênh. Sẽ có những người phù hợp hơn với bán hàng online và những người khác phù hợp hơn với bán lẻ truyền thống. Hơn nữa, bán hàng online đa kênh cho phép người bán kinh doanh đa dạng sản phẩm, nhiều mặt hàng và tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều mặt hàng có thể kinh doanh thành công rực rỡ tại các gian hàng online và một số mặt hàng lại thuận lợi hơn khi bán hàng trực tiếp tại cửa hàng offline.
Mặc dù bán hàng đa kênh (multichannel) không có tính liền mạch như bán lẻ đa kênh tập trung (omnichannel). Nhưng đây là một lựa chọn mang lại hiệu quả dễ dàng hơn — và cũng tăng khả năng tiếp cận khách hàng của shop kinh doanh online của bạn.
Kênh bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp bán hàng online đa kênh
Tất nhiên, chỉ cần có nhiều kênh bán hàng thôi là chưa đủ! Trên thực tế, việc bán hàng trên các kênh không phù hợp có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian và chi phí. UPOS khuyên bạn nên chọn lọc, thực hiện phân tích lợi ích và tìm ra kênh nào phù hợp nhất để mở rộng triển khai kinh doanh. Đây là một số gợi ý.
1. SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Các “chợ” online như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki bán đa dạng mặt hàng dành cho mọi đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có thể đã có hoặc chưa có tên tuổi thương hiệu hoặc sản phẩm chủ đạo nổi bật. Việc thiết lập cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử này khá dễ dàng và bạn sẽ có cơ hội bán hàng công bằng như mọi đối thủ khác trên sàn.
Tuy nhiên, những thị trường chung này không phải lúc nào cũng là giải pháp hiệu quả để xây dựng thương hiệu. Có thể làm được — Nhưng bạn cần phải nắm rõ các quy tắc và “luật chơi” của từng thị trường thương mại điện tử khác nhau.
>> Tham khảo: Những cách bán hàng online đắt khách chưa bao giờ lỗi thời
2. KÊNH MẠNG XÃ HỘI
Bán hàng trên mạng xã hội là lựa chọn không phải là mới để phát triển kinh doanh online. Nhưng nó vẫn đang là giải pháp tốt, do các mạng xã hội có tốc độ phát triển rất nhanh ở Đông Nam Á.
Một số báo cáo tiết lộ rằng 85% người mua sắm trên mạng xã hội cho rằng mua hàng qua các nền tảng này là ‘nhanh chóng và dễ dàng’. 84% đáp viên cũng cho rằng họ sẽ tiếp tục mua hàng online trên các mạng xã hội trong những năm tới.
Vì vậy, hãy coi đây là kênh bán hàng đáng cân nhắc trong kế hoạch kinh doanh dài hạn của bạn và cần được đầu tư xứng đáng. Nhiều mạng xã hội phổ biến như Facebook và Instagram đã được tích hợp sẵn các chức năng hỗ trợ bán hàng online như: Marketplace, Business Account,… Twitter và Pinterest cũng là những kênh giúp thúc đẩy như cầu mua sắm của khách hàng thông qua các bài đăng và thẻ được liên kết.
3. WEBSITE BÁN HÀNG ONLINE
Hãy cân nhắc về việc sở hữu một trang web mua hàng và hệ thống thanh toán online của riêng bạn! Là nơi bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh giao diện bán hàng và cách thức hoạt động của website. Vì bạn không phải chịu những giới hạn bán hàng trên các nền tảng của bên thứ ba (như thương mại điện tử) hay tại các cửa hàng cố định.
Hãy nhớ rằng việc thu hút lưu lượng truy cập vào trang web của bạn có thể khó hơn so với việc tạo gian hàng trên một nền tảng sàn thương mại điện tử phổ biến. Nhưng lợi ích lâu dài người bán được nhận lại sẽ xứng đáng hơn nhiều.
>> Đọc thêm: Cách bán hàng online trên Facebook dành cho các mẹ bỉm sữa
4. CỬA HÀNG BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG
Tuy hình thức có thể trái ngược với bán hàng online trên đa kênh, đa sàn, nhưng bán lẻ tại cửa hàng vẫn tồn tại song song và không thể thay thế hoàn toàn. Trên thực tế, bán hàng trực tuyến và tại cửa hàng là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau — và sự liên kết này là điều cần thiết trong tất cả chiến lược kinh doanh dù là bạn chọn theo bán hàng đa kênh hay bán hàng đa kênh tập trung.
Những gã khổng lồ về bán lẻ như Amazon và Alibaba cũng đã chuyển sang lĩnh vực bán lẻ tại cửa hàng. Và Zalora cũng mở các cửa hàng pop-up tạm thời tại Singapore, Philippines và Malaysia trong những năm gần đây.
Người Việt cũng thích ghé thăm các trung tâm mua sắm để giải trí và mua hàng. Do đó, các kênh bán hàng online không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Các sàn thương mại điện tử thậm chí còn cần phải tự cải thiện theo những 'trường phái cũ' của những cửa hàng để đa dạng hóa trải nghiệm mua sắm. Và giúp các người bán hàng online tối đa hóa doanh số bán hàng.
QUẢN LÝ ĐA KÊNH BÁN HÀNG - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Bán lẻ đa kênh là một chiến lược bán hàng online có lợi cho hoạt động kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu về hành trình mua hàng của khách hàng để đặt ra kế hoạch, mục tiêu ở từng giai đoạn khác nhau, cho từng kênh online khác nhau.
Từ đó, tiếp cận được đến khách hàng online hiệu quả, lan tỏa tên tuổi thương hiệu, cải thiện nhận thức khách hàng về thương hiệu. Bạn cũng sẽ tăng doanh số bán hàng thành công hơn và thu hút những đối tượng đã từng nằm ngoài khả năng tiếp cận của bạn.
Các kênh bán hàng phù hợp nên được tìm hiểu và lựa chọn nằm trong chiến lược bán hàng đa kênh của bạn.
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.