01/05/2021
Blog
4363

Bắt đầu startup như thế nào và những điều cần biết về start up

Nội dung

Bắt đầu startup như thế nào và những điều cần biết về start up

Bắt đầu startup như thế nào và những điều cần biết về start up

Start up (Khởi nghiệp) đang dần trở thành xu hướng kiếm tiền của rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm những tài liệu và thông tin tham khảo để làm hành trang bắt tay vào start up. Thì bài viết này dành cho bạn!

Trong bài viết, UPOS xin phép được chia sẻ một số kiến thức cơ bản xoay quanh câu chuyện start up và những kinh nghiệm khởi nghiệp, bài học bổ ích được đúc kết từ những ông chủ đã thành công. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn cho hành trình sắp tới bạn đã chọn.

Startup là gì?

startup là gì

Start-up hay còn gọi là khởi nghiệp. Theo Investopedia, Startup nghĩa là một công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Các công ty Startup ở giai đoạn này được cấp vốn bởi chính người sáng lập ra nhằm phát triển sản phẩm/ dịch vụ mà họ cho rằng sẽ có nguồn cung.

Do nguồn thu nhập hạn hẹp và chi phí đầu tư cao nên quy mô của các Start up thường không lớn và không được đảm bảo trong 1 thời gian dài nếu như không có sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư về vốn.

Một định nghĩa khác về Startup theo Wikipedia thì Startup là thuật ngữ được dùng để chỉ những công ty vừa thành lập và đang bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một tổ chức được thành lập ra để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ trong những điều kiện mà không được đảm bảo nhất.

Xét cho cùng: Startup là tự một người nào đó có ý định sở hữu 1 công việc kinh doanh riêng, tự làm và tự quản lý, tự kiếm ra thu nhập. Bạn có thể cung cấp hay phát triển sản phẩm/ dịch vụ nào đó hoặc cũng có thể là mua bán lại sản phẩm, cửa hàng đang hoạt động hoặc là hoạt động nào đó đang sinh lợi.

>> Tham khảo: Lập kế hoạch kinh doanh online giúp tăng doanh thu hiệu quả

Để bắt đầu start up cần chuẩn bị gì?

Để bắt đầu startup cần chuẩn bị gì

1. Xác định mục tiêu start up

Trước khi bắt đầu một kế hoạch start up bất kỳ, thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mục tiêu mong muốn đạt được. Và để chọn ra cho bản thân hoặc doanh nghiệp một mục tiêu thiết thực thì bạn cần phải nghiên cứu rất nhiều thông tin.

Là người dẫn đầu, bạn cần am hiểu rõ nhất những cơ hội trên thị trường, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp start up của bạn và vai trò của bản thân, cũng như cách đánh giá hiệu quả phát triển. Sau đó, thiết lập một danh sách các công việc và vai trò cần có để hình thành nên kế hoạch start up này hoàn chỉnh.

2. Nghiên cứu sản phẩm

Sự sáng tạo là chìa khóa giúp bạn tạo được sự khác biệt so với đối thủ. Với những đối thủ lâu năm, sức cạnh tranh lớn, sẽ rất khó nếu bạn không thể tạo ra điểm nhấn cho doanh nghiệp startup của mình. Hãy dành thời gian để khám phá và trải nghiệm tất cả những lợi ích và bất lợi của sản phẩm/ dịch vụ bạn sẽ đầu tư start up.

  • Với sản phẩm/dịch vụ B2B: Đọc các review, nhận xét về sản phẩm/ dịch vụ đó; Trò chuyện với các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước đây.
  • Với hình thức kinh doanh B2C: Hãy tự trải nghiệm hoặc mang đến cho người thân, bạn bè cơ hội trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ để hiểu hơn về nó.

Cố gắng tìm hiểu chi tiết mọi tính năng, chi tiết và mọi khía cạnh liên quan đến sản phẩm. Để có thể đánh giá khách quan về cơ hội phát triển của sản phẩm/ dịch vụ mình đã chọn để startup. Cũng như tự trau dồi cho mình kỹ năng nền tảng và kiến thức chuyên môn khi là một nhà sáng lập trẻ. Dù bạn là nhà kinh doanh, hay hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, thì bạn cũng cần tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu những vấn đề xoay quanh lĩnh vực đó.

3. Xoay vốn khởi nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào chuẩn bị đưa vào hoạt động cũng cần đến nguồn vốn, dù là doanh nghiệp phi lợi nhuận. Startup cũng thế, vốn tạo nên sự tồn tại của doanh nghiệp, và quyết định khả năng duy trì của doanh nghiệp đó.

Vốn là điều kiện cần để nuôi dưỡng sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp startup nào. Có thể nói đây là “đòn bẩy” của sự thành công. Hãy trở nên thông minh trong kêu gọi vốn và xoay dòng tiền startup hiệu quả. 

4. Triển khai kế hoạch làm việc của cá nhân và đội nhóm

Tốt nhất nên săn tìm những người đồng nghiệp tham gia vào dự án start up của bạn trên LinkedIn. Bạn cần đề ra một số yêu cầu để tuyển chọn người đồng hành như: Họ là ai? Họ ở đâu? Họ có background như thế nào? Chuyên môn hiện tại của họ là gì? Kinh nghiệm làm việc của họ kéo dài bao lâu?

Tiếp đó, bạn hãy bắt tay vào việc lập sơ đồ tổ chức nhân sự, phân công công việc như thế nào và ấn định vị trí của bản thân trong sơ đồ ấy. Biết tận dụng nhân tài và khiến họ cảm thấy tài năng của họ được trân trọng là cách các nhà khởi nghiệp giữ chân nhân viên có tâm trong mọi hoàn cảnh, dù là khó khăn nhất.

5. Tạo nội quy, văn hóa cho doanh nghiệp startup

Để bắt tay vào thiết lập một startup thành công không thể thiếu việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong vai trò một nhà lãnh đạo, bạn cần hiểu tường tận tâm tư, tính cách của từng thành viên trong tập thể. Để từ đó định hướng một phong cách làm việc chung với những nội quy công bằng và phù hợp cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp startup.

Bạn rất cần dành thời gian trò chuyện, trao đổi về độ hài lòng cũng như khó khăn trong và ngoài công việc với mọi thành viên. Nhờ đó, đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời, giải quyết nhanh mọi sự cố ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như môi trường làm việc trong doanh nghiệp.

Đừng quên tạo cơ hội cho mỗi thành viên, mỗi hội nhóm trong doanh nghiệp giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Như tổ chức các chuyến đi dã ngoại, team building, cắm trại, workshop chuyên đề,...

Điều này giúp nhân viên vừa cảm thấy thư giãn hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi để tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho công việc. Vừa giúp siết chặt mối quan hệ giữa sếp với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên.

6. Rèn luyện tinh thần chiến thắng

Startup là một con đường với đầy rẫy gian nan và thử thách, đòi hỏi người dẫn đầu phải sở hữu tinh thần thép để dẫn dắt “con tàu” startup vượt qua mọi khó khăn, mà không bị đắm chìm. Ngay cả khi mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, người dẫn đầu vẫn cần sẵn sàng tinh thần để đối mặt với biến cố và có trách nhiệm hàng đầu.

Hãy không ngừng học hỏi và thực hành kỹ năng được học hỏi ở các thành viên còn lại, để phát triển bản thân. Nhưng ấp ủ khát khao chiến thắng cao hơn các thành viên khác, để làm trụ cột cho họ dựa vào và mong đợi ở bạn. Đó là tinh thần cốt lõi của người dẫn đầu một doanh nghiệp startup thành công.

7. Tự tin vào bản thân mình

Chưa bao giờ start up là việc dễ dàng. Có những câu chuyện start up thành công ngay ở lần đầu tiên thực hiện. Những vẫn có người thất bại sau chuỗi lần thử sức khởi nghiệp. Nhưng, thắng hay bại, yếu tố quyết định lớn đều nằm ở bạn.

Quan trọng là bạn không nản chí khi gặp thất bại, bình tĩnh giải quyết sự số xảy đến, tin vào năng lực của bản thân và đề ra phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Cơ bản trong cuộc sống, nếu bạn không tin vào bản thân mình thì ai có thể tin vào bạn nữa chứ.

Nếu gặp những vấn đề nằm ngoài tầm với, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các cộng sự, bạn bè, người thân, các chuyên gia có chuyên môn. Học cách bỏ ngoài tai những lời dèm pha, dè bĩu, những đối thủ đang chơi xấu, rình rập. Hãy làm mọi khả năng để xử lý vấn đề một cách hoàn hảo nhất, để đưa “con tàu” startup tiếp tục tiến về phía trước.

Tóm tắt 4 giai đoạn phát triển của startup

4 giai đoạn phát triển của startup

Sau đây là 4 giai đoạn phát triển điển hình mà bất cứ doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng sẽ trải qua hoặc cố gắng để đạt đến:

Giai đoạn 1: Định hướng kế hoạch

Đây là giai đoạn người khởi nghiệp cần chọn ra cho mình một ý tưởng kinh doanh khả thi và kế hoạch chi tiết để thực hiện ý tưởng đó. Giai đoạn này vô cùng quan trọng, được gọi như nền móng của cả hành trình startup. Và quyết định trực tiếp đến thành công của kế hoạch khởi nghiệp trong tương lai.

Giai đoạn 2: Đối mặt thử thách

Đây là giai đoạn khi lý thuyết chuyển mình thành thực tế và giấc mơ bước ra đời thật. Là lúc mọi kế hoạch hay ý tưởng ở giai đoạn 1 được bắt tay vào thực hiện và đối mặt với những thử thách, khó khăn. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp startup rất dễ bị tác động bởi mọi yếu tố khách quan, chủ quan. Và đây cũng là giai đoạn nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vướng phải những thất bại ban đầu nên quyết định thay đổi mô hình kinh doanh và kế hoạch.

Giai đoạn 3: Hòa nhập ổn định

Sau khi đã quen với việc xử lý những khó khăn, chướng ngại, các doanh nghiệp sẽ dần ổn định và hồi phục theo hướng tích cực. Hòa nhập là giai đoạn cho phép các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phát triển và đặt ra những mục tiêu mong muốn đạt đến một cách nghiêm túc.

Giai đoạn 4: Tăng tốc

Đây là giai đoạn Dream Come True (Giấc mơ trở thành sự thật) của mọi doanh nghiệp startup. Khi những người sáng lập yên tâm về khả năng trụ vững của doanh nghiệp và có thể đưa ra những kế hoạch mở rộng, nâng cấp, phát triển với những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Những vấn đề pháp lý mà người startup cần biết

Những vấn đề pháp lý mà người startup cần biết

Mô hình kinh doanh

Công ty trách nhiệm hữu hạn với công ty cổ phần là hoàn toàn khác nhau, trong trường hợp bạn lựa chọn sai mô hình sẽ dẫn đến sai quy chế pháp lý và rất nhiều rắc rối kèm theo. Mô hình kinh doanh là yếu tố cơ bản để xác lập quy chế pháp lý nên hãy bàn bạc, cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định startup nhé.

Điều khoản website

Truyền thông là phương tiện phổ biến nhất hiện nay mà các startup có thể áp dụng để kinh doanh, quảng cáo sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng. Vì thế, điều khoản khi sử dụng web cũng hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Quyền sở hữu trí tuệ

Mặc dù vấn đề này không còn mới, tuy nhiên khi đăng ký kinh doanh, bạn nên đăng ký sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo hộ về sản phẩm. Việc vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam rất phổ biến khi tình trạng hàng nhái tràn lan khắp nơi. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ giúp bạn giữ gìn được tính sáng tạo, độc đáo có trong sản phẩm.

Giấy tờ pháp lý theo luật

Khởi nghiệp là vấn đề rất nan giải, yêu cầu startup cần phải có đầu óc, có vốn và hiểu rõ mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, giấy phép kinh doanh, vốn để đáp ứng yêu cầu của pháp luật.

>> Xem tiếp: 6 giải pháp cứu vớt doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.

Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.

>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản


1900 1511