25/02/2021
Blog
5699

Xếp hạng mạng xã hội được khuyên dùng bán hàng Đông Nam Á

Nội dung

Xếp hạng mạng xã hội được khuyên dùng bán hàng Đông Nam Á

Xếp hạng mạng xã hội được khuyên dùng bán hàng Đông Nam Á

Các người bán hàng luôn hướng tới những nền tảng bán hàng tập trung đông khách hàng tiềm năng của họ. Và thời gian gần đây Mạng xã hội đã không còn dừng chân là công cụ kết nối, trò chuyện giữa mọi người. Mà mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành một thị trường kinh doanh tiềm năng và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.

Thực tế, tính đến năm 2019, 360 triệu người ở Đông Nam Á đã sử dụng internet. Khoảng 150 triệu người trong số họ là những người tham gia mua sắm online và giúp thúc đẩy nền kinh tế trực tuyến của khu vực đạt 153 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2025.

Hơn nữa, 90% trong số 360 triệu người dùng internet này truy cập online bằng điện thoại thông minh của họ. Trong nửa đầu năm 2019, họ đã dành tới 52% thời gian cho các ứng dụng truyền thông và mạng xã hội. Đó là lý do mạng xã hội đang được khuyên dùng để triển khai bán hàng tại Đông Nam Á những năm gần đây.

Tại sao nên bán hàng online trên mạng xã hội

Tại sao nên bán hàng online trên mạng xã hội

Người mua sắm sử dụng các kênh khác nhau để tìm hiểu rõ hơn về thương hiệu và sản phẩm trước khi mua hàng. Đồng thời, tìm kiếm thêm các lựa chọn được internet đề xuất về những thứ họ cần mua. Sau khi mua hàng, khách hàng còn để lại những đánh giá trên các trang bán hàng chính thức của doanh nghiệp hoặc trang mạng xã hội của họ. Khách hàng sẽ chia sẻ những trải nghiệm thực tế mua hàng, những lời khen và đánh giá cao. Đồng thời khoe những món hàng ưng ý mua tại cửa hàng của bạn.

Và nội dung quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội có thể dễ dàng “chiêu dụ” người mua hàng hơn. Trên thực tế, 44% người được hỏi cho báo cáo năm 2019 về tình hình thương mại điện tử ở Đông Nam Á, thừa nhận đã chốt mua hàng hơn 3 lần trở lên trong 1 tháng bởi các bài đăng quảng cáo trên mạng xã hội.

Khách hàng rất ít khi tìm kiếm một nền tảng để mua hàng sau khi nhìn thấy quảng cáo trên mạng xã hội. Thường thì họ sẽ đặt mua trực tiếp qua trang mạng xã hội đó sau khi thấy bài giới thiệu sản phẩm. Theo Khảo sát thông tin chi tiết về người tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PricewaterhouseCoopers (PwC), người mua sắm Đông Nam Á thuộc 4 quốc gia sau ảnh hưởng mua hàng trực tiếp từ mạng xã hội nhiều nhất. Đó là thị trường Thái Lan (50% người mua sắm), Indonesia (49%), Việt Nam (48%) và Philippines (38%), nơi mạng xã hội ảnh hưởng đến 54% lượt mua hàng, chủ yếu thuộc ngành hàng quần áo thời trang.

Nói về sự tiện lợi của hoạt động mua hàng online trên mạng xã hội, một trong số đó là tiện ích thanh toán online không cần trả tiền mặt. Thì những ứng viên từ 8 quốc gia Đông Nam Á (bao gồm: Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia,...) đưa ra những lý do khác để bán hàng trên mạng xã hội là:

  • Dễ dàng tiếp cận đến nguồn khách hàng sử dụng internet
  • So với sàn thương mại điện tử, tạo gian hàng tham gia bán hàng trên mạng xã hội đơn giản hơn với chi phí thấp, đôi khi là hoàn toàn miễn phí
  • Đối với những người bán có sẵn trang cá nhân trên mạng xã hội, có thể dễ dàng thao tác trên trang bán hàng của nền tảng đó
  • Bạn có thể tận dụng trang cá nhân của mình để hỗ trợ bán hàng và chia sẻ liên kết giữa các mạng xã hội

Các kênh mạng xã hội tận dụng thời cơ này để phát triển khả năng hỗ trợ người bán hàng một cách tối đa. Có 6 ứng dụng mạng xã hội thống trị ngành kinh doanh online tại Đông Nam Á: Facebook, Instagram, WhatsApp, Facebook Messenger, LINE và YouTube. Ngoài ra sẽ có một số mạng xã hội sẽ “bất ngờ” đổ bộ vào thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Các mạng xã hội được khuyên dùng để bán hàng online tại Đông Nam Á

CAMPUCHIA

Người Campuchia sử dụng mạng xã hội bán hàng

Chỉ có một nền tảng chính mà người Campuchia quan tâm: Facebook

Báo cáo năm 2020 của We Are Social và HootSuite về đề tài các xu hướng kỹ thuật số tại Campuchia cho thấy khoảng cách rất lớn giữa Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác. Có 9,7 triệu người dùng mạng xã hội thường xuyên ở nước này và 9,2 triệu người trong số họ có thể tiếp cận đến quảng cáo Facebook. Instagram và Twitter đã thống kê lần lượt quảng cáo đã tiếp cận đến 610.000 và 271.500 người dùng. LinkedIn đã làm tốt hơn một chút so với Twitter với 370.000 người dùng tiếp cận bài viết thông qua quảng cáo.

Sự thống trị của Facebook có ý nghĩa như cú hit đối với ngành thương mại kỹ thuật số tại Campuchia so với các nền tảng kinh doanh online khác. Đến mức Facebook đã trở nên đồng nghĩa với Internet khi được người Campuchia nhắc tới. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở Campuchia vẫn thích sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt làm phương thức thanh toán chính của họ.

>> Đọc tiếp: Bí quyết bán hàng online tạo nên thành công lớn cho chủ shop

INDONESIA

Indonesia bán hàng online trên mạng xã hội

Người Indonesia dành tới 4 giờ mỗi ngày trên điện thoại di động của họ, giống như người Philippines và Malaysia. Nhưng họ không chỉ lướt web — họ còn yêu thích mua sắm online (hoặc có thể nói họ như đóng góp vào nền thương mại điện tử của nước họ - được dự đoán sẽ đạt 130 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025).

Khác với Campuchia, Thương mại điện tử là “ông lớn” trong ngành bán hàng online ở đây, với 30 tỷ phiên truy cập ứng dụng trong vòng sáu tháng (và Tokopedia là thị trường hoạt động hàng đầu).

Khi nói đến mạng xã hội, báo cáo năm 2018 của McKinsey & Company về thương mại trực tuyến của Indonesia cho thấy rằng Facebook, Instagram, LINE và WhatsApp là những nền tảng được ưa thích nhất. Tổng kết chung, các nền tảng này cho thấy các số liệu thống kê như sau:

  • 40% doanh số thu về từ kênh bán hàng qua các mạng xã hội
  • Điện tử, thời trang và sức khỏe - sắc đẹp là 3 danh mục tiêu dùng hàng đầu, chiếm 70% doanh số bán hàng trực tuyến
  • 10 triệu người Indonesia chỉ mua hàng qua mạng xã hội và 10 triệu người khác cũng mua hàng qua marketplace hoặc các nhà bán lẻ online

Kinh doanh trên các mạng xã hội chiếm hơn 3 tỷ đô la Mỹ trong GMV và được dự đoán sẽ tăng lên “từ 15 tỷ đến 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022”.

Báo cáo của PayPal’s Asia về kinh doanh trên mạng xã hội cũng cho biết 80% doanh nghiệp bán hàng online tại Indonesia phát triển kênh mạng xã hội. “Con số khổng lồ” 92% là trên kênh Facebook, 76% bán hàng qua WhatsApp, 72% bán trên Instagram và 49% là trên Facebook Messenger.

MALAYSIA

Malaysia bán hàng trên mạng xã hội thành công

Mạng xã hội phát triển rất lớn mạnh tại Malaysia với 26 triệu người dùng thường xuyên và với 99% trong số họ truy cập mạng xã hội thông qua thiết bị di động.

Báo cáo chung năm 2020 của We Are Social và HootSuite về Malaysia cho biết thêm rằng Thương mại điện tử đang hoạt động tốt ở quốc gia này. 82% người dùng internet của họ đã mua hàng/ có đơn hàng online trong khoảng thời gian khảo sát được thực hiện. Trong khi mức sử dụng thiết bị di động cao hơn mức mua sắm trên máy tính để bàn ở mức 64% so với 44%.

Người tiêu dùng tại Malaysia cũng ưa thích mua hàng online với đơn hàng lớn/ giá trị cao. Mua sắm sản phẩm liên quan đến du lịch chiếm 5,38 tỷ USD; mặt hàng điện tử & thiết bị vật lý, 1,01 tỷ USD; và mặt hàng thời trang & làm đẹp, 874 triệu đô la Mỹ.

5 nền tảng thương mại hàng đầu tại Malaysia được thống kê bao gồm:

  • YouTube nắm lấy vị trí quan trọng trong ảnh hưởng đến khách hàng và quyết định mua hàng, chiếm 93%
  • WhatsApp và Facebook tương trợ với 91%
  • Instagram không kém cạnh với 70%
  • Facebook Messenger trung bình với 64%

PHILIPPINES

Khách hàng Philipines mua hàng trên mạng xã hội

Người Philippines yêu thích mạng xã hội — đến nỗi đất nước của họ đã được gọi là Trung tâm sử dụng mạng xã hội của thế giới. 99% người dùng internet của quốc gia này đã tạo ít nhất một tài khoản mạng xã hội; và (như đã đề cập trước đó) họ dành khoảng 4 giờ trực tuyến trên thiết bị di động. Bất chấp những khó khăn thường gặp về khả năng truy cập internet, tốc độ và chi phí.

Người bán cũng biết về sức mạnh của mạng xã hội tại quốc gia của họ. Và sẵn sàng cung cấp trải nghiệm mua hàng cho khách hàng trên mọi nền tảng mạng xã hội khách hàng ưa thích. Báo cáo thương mại trên mạng xã hội châu Á của PayPal cho thấy rằng:

  • 87% trong số người dùng internet Philipines sử dụng mạng xã hội để bán hàng online
  • Facebook (94%), Facebook Messenger (84%), Instagram (56%) và WhatsApp (21%) là những nền tảng chính họ sử dụng để giao dịch

Tỷ lệ người Philippines sử dụng hai nền tảng truyền thông xã hội đầu tiên cũng cao nhất trong tất cả các quốc gia được khảo sát. Không có gì ngạc nhiên khi 69% doanh nghiệp Philippines không kinh doanh online qua mạng xã hội cũng đang tìm cách gia nhập vào thị trường này.

THÁI LAN

Bán hàng online trên mạng xã hội Thái Lan

Tại Thái Lan, 95% người bán hàng online đang kinh doanh qua mạng xã hội - theo khảo sát của PayPal. Nhưng số lượng này cũng có sự phân bổ rõ rệt giữa các nền tảng. Đặc biệt:

  • “Chỉ” 79% người bán hàng online sử dụng Facebook
  • 54% dành cho Facebook Messenger
  • 46% kinh doanh trên Instagram
  • 11% bán qua WhatsApp

Mức độ hài lòng của người bán khi chọn bán hàng qua mạng xã hội ở mức 64%. Trong khi phạm vi tiếp cận khách hàng rộng rãi là lý do hàng đầu để người bán chọn sử dụng mạng xã hội. Ở đây, YouTube và LINE cũng được đề cập như những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến. Với thông tin cho rằng “51% hoạt động mua sắm online ở Thái Lan diễn ra trên các kênh xã hội”.

Giám đốc điều hành của Facebook Thái Lan, John Wagner cho biết tính đến tháng 4 năm 2018, đã có tới 8 tỷ tin nhắn được gửi giữa người dùng và doanh nghiệp qua Facebook Messenger; trong khi (tính đến tháng 5 năm 2018) hơn 17 tỷ bức ảnh đã được gửi qua Facebook và 400 triệu người đã sử dụng các tính năng gọi điện thông thường và gọi điện qua video.

Và trên Instagram, tương tác giữa người mua hàng và người bán thường được thu hút từ Instagram Stories. Đến tháng 4 năm 2018, “hơn 150 triệu người dùng Instagram đã kết nối với các người bán hàng online mỗi tháng.”

SINGAPORE

Khách hàng mua sắm online tại Sinagapore

Trong số tất cả các quốc gia được Paypal đưa vào cuộc khảo sát thương mại tại châu Á, Singapore đạt tỷ lệ sử dụng tương đối thấp trên một số nền tảng mạng xã hội:

Chỉ 63% người bán hàng tại Singapore thực hiện bán hàng trên mạng xã hội (với Indonesia có tỷ lệ 80%)

Facebook vẫn là nền tảng thương mại xã hội lớn nhất dành cho các người bán với 70% thị phần

Tiếp theo là Instagram với 46%, WhatsApp là 44% và Facebook Messenger là 29%

Cuộc khảo sát cũng nhấn mạnh rằng 72% người bán hàng online tại Singapore không sử dụng mạng xã hội để bán hàng và đang cân nhắc việc phát triển sử dụng. Hầu hết người bán hàng online đều cho rằng họ cũng mong muốn phát triển bán hàng trên mạng xã hội vì khả năng tiếp cận khách hàng rộng (55%), cũng như dễ dàng thiết lập doanh nghiệp trên nền tảng thương mại xã hội (43%) và có danh sách bạn bè và người thân đã sẵn sử dụng mạng xã hội (33 %).

VIỆT NAM

Khách hàng Việt Nam mua hàng trên mạng xã hội hiệu quả

Bất kỳ ai đang dự định phát triển bán hàng online qua mạng xã hội tại Việt Nam có thể sẽ muốn đọc trước kết quả khảo sát này của công ty nghiên cứu thị trường.

Không giống như Campuchia, nơi mạng xã hội thống trị internet, ở Việt Nam các thị trường thương mại điện tử chiếm vị trí tối cao, với 91% người mua hàng mua từ đó. Nhưng thương mại qua mạng xã hội vẫn chiếm 43% thị trường, với Facebook, Instagram và ứng dụng chat phát triển mạnh trong nước là Zalo là ba nền tảng mạng xã hội hàng đầu. Facebook có xếp hạng độ phổ biến chiếm mức 89%, trong khi Zalo chiếm 7% và Instagram 3%.

Đối với những sản phẩm mà người Việt Nam mua trên các nền tảng này, sản phẩm thời trang đứng đầu với 55% tổng lượt mua. Sản phẩm làm đẹp đứng thứ hai với 30%; và sách, văn phòng phẩm và quà tặng đứng thứ ba với 16%.

Và người mua sắm trên mạng xã hội Việt Nam khá trung thành. 64% sẽ quay lại cửa hàng mà họ đã mua trước đây. Miễn là sản phẩm của cửa hàng đó có chất lượng tốt, bày bán nhiều loại hàng hóa uy tín và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

>> Đọc tiếp: Công thức viết lời chào bán hàng online thuyết phục khách hàng

App bán hàng UPOS hỗ trợ quản lý kinh doanh dành cho các chủ shop

App bán hàng UPOS hỗ trợ quản lý kinh doanh dành cho các chủ shop

Tính tiền nhanh chóng, chính xác

App bán hàng UPOS giúp bạn thanh toán đơn hàng nhanh chóng với 3 bước.: Quét mã vạch, nhập thông tin khách hàng, bấm chọn thanh toán. Các chủ shop có thể dễ dàng kết nối với các thiết bị phần cứng hỗ trợ bán hàng như.: Máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, máy in mã vạch,... để tối ưu thao tác bán hàng.

Dễ dàng kiểm soát tồn kho, hàng hóa xuất - nhập

Phần mềm bán hàng UPOS hỗ trợ người bán quản lý hàng hóa theo số lượng, mã hàng, tên riêng, kích cỡ, màu sắc, mã vạch, mã SKU, số imei/serial,... Đáp ứng tối đa nhu cầu quản lý hàng hóa đa dạng đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.: Shop quần áo thời trang, Kho tổng hàng thùng, Siêu thị mini, Cửa hàng điện tử - điện thoại,...

Hệ thống app quản lý bán hàng UPOS cho phép quản lý số lượng hàng hóa không giới hạn với giá tiết kiệm nhất. Người bán có thể tra cứu lịch sử xuất/ nhập hàng bất cứ lúc nào.; Theo dõi tồn kho theo từng mặt hàng, tránh tình trạng sai lệch số liệu, thất thoát hàng hóa.

Cập nhật tình hình bán hàng với thống kê và báo cáo thực

Trong trường hợp các chủ shop không thể có mặt tại cửa hàng thường xuyên. Tính năng báo cáo sẽ là công cụ không thể thiếu. Dựa trên những biểu đồ trực quan, bắt mắt, người bán có thể nắm được tình hình kinh doanh hiện tại chính xác và nhanh chóng nhất.

Từ đó có thể cân bằng trạng thái thu - chi, lời - lỗ. Đồng thời bạn có thể tra xuất được lịch sử giao dịch bán hàng chi tiết theo thời gian thực.

Kết nối đa kênh Facebook, Livestream và các sàn thương mại điện tử lớn

Bên cạnh các chức năng bán hàng cơ bản, app bán hàng UPOS còn hỗ trợ bán hàng kết nối với các kênh online. Chủ shop có thể quản lý đồng bộ hàng nghìn bình luận, tin nhắn khách hàng tương tác trên các trang Facebook, buổi livestream. Giúp chủ shop xử lý hỗ trợ nhanh khách hàng với phát sinh nhu cầu mua hàng.

Ngoài ra, app bán hàng online UPOS còn liên kết sẵn với các sàn thương mại điện tử lớn (Shopee, Lazada, Sendo...) hỗ trợ đồng bộ sản phẩm, tồn kho,... phù hợp với các nhà kinh doanh đa sàn phổ biến.

Kết nối sẵn với các nhà vận chuyển - Tự động đẩy đơn

Ứng dụng quản lý bán hàng UPOS kết nối tự động với các đơn vị vận chuyển lớn J&T Express, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Viettelpost. Hỗ trợ tối ưu quy trình giao hàng gấp 3 lần, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất.

Hơn nữa, các nhà kinh doanh có thể theo dõi trực tiếp trạng thái đơn hàng cập nhật trên hệ thống.

>> Tham khảo thêm: Cách bán hàng online hiệu quả cho người mới kinh doanh (P1)

Chi phí sử dụng app bán hàng UPOS được tính như thế nào?

Chi phí sử dụng app bán hàng UPOS được tính như thế nào?

Phần mềm Quản lý bán hàng UPOS được phát triển bởi công ty phát triển phần mềm UPOS Việt Nam năm 2020. Được số đông người dùng, chủ tài khoản đánh giá phần mềm tốt, hỗ trợ phần lớn công việc quản lý kinh doanh và phát huy tối đa mọi chức năng được tích hợp bên trong.

UPOS hiện nay đã có hơn 30.000 cửa hàng đang sử dụng với hơn 3.000.000 đơn hàng được lên đơn và vận chuyển mỗi ngày. Đa số người dùng Phần mềm Quản lý Bán hàng UPOS tin chọn UPOS vì giao diện dễ sử dụng, thao tác nhanh, đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, vui vẻ.


1900 1511