Sự thật về kinh doanh online: Khi làm giàu không khó?
Bán hàng Facebook đã từng một thời thống lĩnh thị trường kinh doanh online. Khiến người người nhà nhà đổ xô nhập hàng, bán hàng, đăng hàng trên Facebook đủ loại sản phẩm. Cho đến khi các ông lớn sàn thương mại điện tử bước chân vào thị trường Việt Nam. Thì hoạt động kinh doanh online trên Facebook có vẻ dần lắng dịu, bởi tâm lý người Việt Nam đang chuyển sang mua hàng trên các ứng dụng Shopee, Lazada, Sendo nhiều hơn.
Hẳn là một người sử dụng điện thoại thông minh và internet, bạn sẽ không quá ngỡ ngàng với các lợi ích mà các sàn thương mại điện tử “đua nhau” mang lại. Như “Sen đỏ gì cũng có”, “Trăm người bán, vạn người mua”, “Mua tất ở Shopee”, “Lazada - Thảnh thơi mua sắm”. Từ đó, các sàn thương mại điện tử trở thành ý tưởng kinh doanh online nhiều nhà bán hàng hướng đến. Bởi họ không cần khởi tạo quá nhiều như lập trang bán hàng Facebook, và còn được tự động kết nối với các đơn vị vận chuyển để ship hàng tiện lợi hơn.
Nhưng để kiếm tiền từ các sàn TMĐT này cũng không phải là điều dễ dàng. Người bán vẫn thường gặp phải vô vàn khó khăn mà không biết cách giải quyết. Trong bài viết này UPOS xin chia sẻ một số kinh nghiệm và lời khuyên kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho định hướng kinh doanh và công việc bán hàng trên Shopee, Lazada, Sendo,... của bạn.
Người kinh doanh online cần tạo nên sự khác biệt
Nếu bạn mới bắt đầu mở gian hàng kinh doanh trên các sàn TMĐT thì việc đầu tiên bạn cần làm là tạo sự nổi bật riêng cho sản phẩm của mình (qua hình ảnh và mô tả). Vì dễ hiểu, giữa người mua và người bán, cơ hội gặp gỡ đầu tiên và quan trọng nhất là thông qua phần hình ảnh và mô tả sản phẩm. Nếu hình ảnh và tiêu đề bạn đủ ấn tượng, bạn sẽ thu hút được khách hàng bấm vào xem sản phẩm. Và nếu mô tả sản phẩm của bạn đáp ứng đủ trí tò mò hoặc nhu cầu tìm kiếm hàng hóa của khách hàng, họ sẽ chốt đơn mua hàng online.
Hãy xem việc kinh doanh online như đang mở một gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên internet. Khách hàng chắc chắn sẽ dễ ấn tượng với gian hàng có sự đầu tư hình ảnh đẹp, bắt mắt, gần gũi với tâm lý mua hàng của họ nhất. Nếu hình ảnh sơ sài, phản cảm, khác xa với thực tế, khách hàng sẽ chẳng thèm ghé đến gian hàng của bạn nữa.
Về phần hình ảnh đăng kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử, bạn nên có tối thiểu 3 hình ảnh. Trong đó, nên có 1 ảnh thật chụp từ thực tế, hoặc sưu tầm từ đánh giá của người mua hàng. Hình ảnh mô tả sản phẩm nên thể hiện chi tiết và rõ nét sản phẩm nhất có thể. Và thể hiện được nhiều góc độ giúp người mua hàng online dễ hình dung sản phẩm khi tới tay người dùng sẽ như thế nào.
Sau khi bạn đã chinh phục được khách hàng đến với gian hàng và tham khảo sản phẩm. Bạn chỉ còn cách một bước nữa để đưa khách đến với giỏ hàng, đó là qua phần mô tả sản phẩm. Các chủ shop nên đầu tư vào phần nội dung mô tả sản phẩm. Chắc chắn không có một quy luật chung nào về mô tả sản phẩm, người bán có thể sáng tạo không giới hạn. Nhưng hãy đọc kỹ một số nội quy của sàn về những việc nên và không nên làm trong phần mô tả sản phẩm.
Mỗi sản phẩm sẽ có mỗi nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, quan tâm đến các thông tin sản phẩm khác nhau. Như đối với các sản phẩm công nghệ, đối tượng khách mua hàng online chủ yếu là nam. Họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến phần hiệu suất và các chức năng chi tiết trong sản phẩm, hơn là màu sắc, dáng vẻ, phong cách sản phẩm.
Ví dụ như, bạn kinh doanh online sạc dự phòng thì có thể mô tả sản phẩm có thời lượng pin như thế nào, phù hợp với thiết bị nào và cách bảo quản. Còn kinh doanh online quần áo thời trang thì nên mô tả kích thước tương ứng với cân nặng - chiều cao khách như thế nào, chất liệu gì, xuất xứ từ đâu,...
Đừng chỉ tập trung kinh doanh, hãy lắng nghe khách hàng
Trường hợp trên là dành cho các khách hàng dễ tính, nhưng với các khách hàng khó tính thì bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Bạn có thể thu hút được họ bởi hình ảnh và mô tả sản phẩm. Nhưng vẫn chưa đủ niềm tin để họ chọn “móc ví tiền” mua sản phẩm của bạn. Do đó, đối với những khách nhắn tin để hỏi thêm về sản phẩm, hoặc đưa ra những yêu cầu cho đơn hàng. Đừng bao giờ bỏ qua họ, họ có thể là những vị khách khó chiều. Nhưng họ sẽ gắn bó với bạn lâu dài và thậm chí giới thiệu thêm cho bạn những vị khách mới, là bạn bè, là người thân, là đồng nghiệp của họ.
Theo một nghiên cứu từ Forrester (một công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ), khách hàng được chat với chủ shop giúp tăng cơ hội bán được hàng tới 6,3 lần. Đó là lí do, tốc độ phản hồi là một trong những tiêu chí chấm điểm cho hiệu quả của các shop kinh doanh online trên bất kỳ sàn TMĐT nào. Trước khi học cách bán hàng, đóng gói hay gửi hàng, hãy học cách tư vấn khách hàng qua tính năng chat. Khách hàng một khi đã chủ động gửi tin nhắn cho bạn, tức họ đã có sự quan tâm đến sản phẩm bạn kinh doanh online. Chỉ còn một bước là chạm tới Thành công thì tại sao lại không?
Đừng bao giờ mang suy nghĩ tiêu cực rằng “Đặt thì đặt, không đặt thì thôi, hỏi tới hỏi lui, lắm ý kiến”. Hãy tích cực xem rằng, đây là cơ hội cho bản thân mình có thể được phục vụ khách. Giúp họ giải tỏa được các thắc mắc và lo lắng liên quan đến sản phẩm, trước khi đặt và nhận hàng. Cũng có thể họ cần cung cấp thêm một vài hình ảnh khác, thông tin khác trước khi mua hàng để có thể yên tâm chốt đơn.
>> Tham khảo: Cách kinh doanh online hiệu quả theo quy trình bán hàng 2021
Tạo nên thương hiệu uy tín với dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo
Nghe có vẻ như đây là điều dĩ nhiên, nhưng không phải bất kỳ người kinh doanh online cũng có thể làm được và biết cách làm. Ví dụ rất đơn giản, nhiều sản phẩm trong kho thật của khách đã hết hàng, nhưng trên sàn chủ shop vẫn cập nhật là còn hàng. Dẫn đến khi khách đặt hàng, thì shop lại nhắn báo khách hủy đơn. Thậm chí vẫn giao nhưng là một sản phẩm không giống như hình, mà không hề thông báo trước.
Hoặc nhiều shop lại chơi chiêu, để khách đặt món hàng đó chờ đợi trong một thời gian để chủ shop gom lượng đơn nhiều nhiều rồi mới đặt hàng về để đỡ ôm hàng. Khiến khách hàng chán nản, thất vọng và đánh giá tệ cho sản phẩm. Việc này ảnh hưởng đến tỷ lệ sao của gian hàng trên sàn TMĐT, giảm chỉ số uy tín của shop. Trực tiếp làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng và cơ hội bán hàng của các chủ shop trên sàn.
Hơn nữa, để xây dựng thương hiệu kinh doanh online được uy tín, hãy ghi nhớ câu thần chú “Những gì xuất phát từ trái tim, sẽ chạm đến trái tim”. Các nhà kinh doanh có thể quan tâm hơn đến các tiểu tiết, như hộp giấy gói hàng thật đẹp, lớp đệm lót chống va đập sản phẩm thật cẩn thận. Luôn nhớ trả lời các bình luận tốt, và đưa ra giải pháp xử lý các phản hồi không hài lòng của khách hàng. Cập nhật thường xuyên tồn kho sản phẩm. Hoặc chỉ cần một vài tin nhắn chăm sóc khách hàng, xin cảm nhận sản phẩm, hoặc báo hàng đang trên đường giao,... cũng khiến khách hàng phần nào cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu kinh doanh của bạn.
Tạo ưu đãi có giá trị cho khách mua hàng online
Nhiều nhà kinh doanh online cho rằng cứ giảm giá thật nhiều là sẽ càng kích thích khách mua hàng. Nên họ chọn cách nâng giá gốc sản phẩm thật cao rồi áp mức giảm sâu 40-50% để thu hút khách chốt đơn. Nhưng thật tế, đây là cách làm gây hậu quả khôn lường. Đầu tiên, khách hàng online hiện nay có tư duy rất thông minh, họ thậm chí còn nghi ngờ sản phẩm có giá rẻ hoặc có mức giảm giá mạnh. Họ cho rằng đó có thể là hàng lỗi, hàng tồn, hoặc cận date. Thêm nữa, khách hàng online rất tinh tế, không khó để họ có thể so sánh giá sản phẩm trên thị trường.
Nếu khách hàng đã nhận ra sản phẩm của bạn chỉ áp dụng khuyến mãi ảo, trước mắt khách hàng sẽ không chốt mua. Sau đó, khách sẽ sinh ra cảm giác bị lừa, đánh giá thấp về uy tín người bán. Và ảnh hưởng đến tên tuổi thương hiệu kinh doanh online của bạn về sau.
Kinh doanh online là một mảnh đất tiềm năng cho các cá nhân muốn làm giàu, nhưng không con đường nào là đơn giản. Hãy bắt đầu từ những chi tiết nhỏ để đạt được thành công lớn.
>> Xem thêm: Tình hình kinh doanh online trong mùa COVID trên thế giới