Phần mềm quản lý bán hàng offline nào tốt? Cách phân biệt
Nếu bạn kinh doanh trong một công ty hay là chủ riêng một cửa hàng, để phục vụ cho việc quản lý hiệu quả và tối ưu hơn cả. Dù cho bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đi nữa, bạn chắc chắn cần sở hữu một phần mềm quản lý bán hàng offline dành cho các hình thức kinh doanh trực tiếp. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư chi phí vào sở hữu phần mềm, bạn nên cân nhắc những hạn mục quản lý nào doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm.
Bạn cần quản lý khối lượng sản phẩm lớn? Bạn cần lưu trữ số lượng thông tin khách hàng lớn? Từ đó xác định xem phần mềm nào thật sự phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu bạn là một công ty lớn với số lượng khách hàng nhiều và đông nhân viên, yêu cầu về một phần mềm quản lý bán hàng offline của bạn sẽ càng khắt khe hơn nữa. Phần mềm phải đảm bảo tốt các khả năng về lưu trữ dữ liệu, tính bảo mật và phân bổ quyền sử dụng cho mỗi nhân sự.
Vậy làm thế nào để lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng offline tốt? Phần mềm nào sẽ phù hợp và tiết kiệm nhất dành cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng UPOS tìm hiểu sâu hơn về các phần mềm quản lý bán hàng offline tốt nhất.
Xác định những chức năng phần mềm cần thiết cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chọn tìm kiếm một phần mềm quản lý bán hàng offline chỉ để sử dụng những chức năng bán hàng và thanh toán tiền. Tuy nhiên trên thực tế, các phần mềm ngày nay đang phát triển nhiều hơn những tính năng phục vụ cho kinh doanh. Các tính năng ra đời dựa trên nhu cầu sử dụng của nhiều doanh nghiệp nhỏ và lớn.
Nếu bạn không tận dụng những tính năng mới để hỗ trợ quản lý kinh doanh tức là bạn đã thua thiệt hơn so với các đối thủ. Do đó, việc tìm hiểu các chức năng tích hợp trong phần mềm và so sánh trải nghiệm sử dụng giữa các bên là vô cùng quan trọng.
>> Bán hàng online có phải nộp thuế không? Cách tính như thế nào?
Những tiêu chuẩn lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng offline hiệu quả
Các doanh nghiệp đang trên đà phát triển thường phải chịu áp lực về mặt quản lý hàng tồn kho, công nợ, nhà cung cấp và những báo cáo về tăng trưởng giúp doanh nghiệp phát triển. Tuy vậy nhiều doanh nghiệp vẫn chọn cách quản lý bán hàng bằng excel,. thậm chí còn bằng phương pháp ghi chép truyền thống trên giấy. Đây là những phương pháp quản lý kém hiệu quả và thường gây ra nhiều rủi ro cần xử lý. Nên tiết kiệm thật nhiều thời gian và công sức ở khâu quản lý để tập trung cho những chiến lược kinh doanh.
-
Khả năng lưu trữ không giới hạn
Phần mềm quản lý bán hàng offline là kho lưu trữ dữ liệu của mọi hoạt động kinh doanh. Phần mềm hỗ trợ đồng bộ thông tin đến các bộ phận và các chi nhanh khác nhau. Giúp mọi người có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh và dễ dàng làm việc.
Phần mềm quản lý bán hàng offline là một công cụ không thể thiếu để lưu giữ danh sách sản phẩm, tài liệu, thông tin mật và quản lý mọi giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Xử lý báo cáo doanh thu, lợi nhuận
Ai cũng hiểu được khó khăn khi giải quyết phân tích các báo cáo tình hình kinh doanh trên excel. Không phải ai cũng am hiểu về các thuật toán trên ứng dụng Excel để đưa ra các số liệu như mình mong muốn. Bạn sẽ gặp những sai sót, rủi ro trong khâu tính toán, đưa ra phân tích số liệu, biểu thị thành các biểu đồ trên Excel.
Với các phần mềm quản lý bán hàng offline, mọi dữ liệu đều được xử lý tự động hóa với độ chính xác cao, mọi báo cáo được hiển thị sẵn dưới dạng biểu đồ. Mọi thông tin đồng bộ từ các khâu quản lý sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực.
Hơn nữa, bạn có thể thực hiện mọi chính sách chăm sóc khách hàng, hệ thống sẽ tự động tính chiết khấu, giảm giá theo chương trình. Chăm sóc khách hàng là quy trình không thể thiếu của mọi doanh nghiệp kinh doanh.
-
Khả năng bảo mật dữ liệu
Khi sở hữu phần mềm quản lý offline chuyên nghiệp, bạn sẽ không cần lo phải tốn phí mua thêm dung lượng lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, thông tin về khách hàng hay những thông tin về người sử dụng đều được bảo mật một cách an toàn nhất.
Việc cài đặt quyền truy cập đối với mỗi nhân viên là khác nhau. Bạn hãy điều chỉnh để giúp cho nhân viên của mình có thể sử dụng hiệu quả mà vẫn đảm bảo không truy cập được vào những phần quản lý quan trọng.
Nếu trong tình trạng bị mất mạng, mọi dữ liệu vẫn được đảm bảo và khi mạng internet được cập nhật, dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa lên điện toán đám mây. Đảm bảo cho thông tin luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.