20/08/2021
Blog
1746

Lập nghiệp và Khởi nghiệp kinh doanh khác nhau như thế nào?

Nội dung

Lập nghiệp và Khởi nghiệp kinh doanh khác nhau như thế nào?

Lập nghiệp và Khởi nghiệp kinh doanh khác nhau như thế nào

Hầu hết mọi người đều có ước mơ lập nghiệp riêng của mình, đặc biệt là cánh mày râu. Họ lựa chọn con đường lập nghiệp để mong cuộc sống được đổi mới, tương lai được xán lạn hơn, cơ đồ vững vàng. Nhiều bạn trẻ vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm Khởi nghiệp và Lập nghiệp. Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào?

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là gì

Khởi nghiệp (Startup) là thuật ngữ nói về doanh nghiệp đang trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh. Theo xu hướng, khởi nghiệp thường đòi hỏi ý tưởng đổi mới, tư duy sáng tạo. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời đại 4.0 thường tập trung vào phát triển ở mảng công nghệ.

Điểm đặc biệt của Khởi nghiệp là mang đến tính đột phá xuất hiện trên thị trường, một điều hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có. Hoặc mang đến một ý tưởng tốt hơn “đánh bật” tất cả những ý tưởng hiện có. Tương tự như việc tạo ra một thị trường ngách đầy tiềm năng như: Sản phẩm mới, mô hình kinh doanh đặc biệt, công nghệ độc đáo…

Khởi nghiệp không hề đơn giản. Theo thống kê cứ trung bình 10 dự án khởi nghiệp sẽ chỉ có 1 dự án thành công. Vậy nên, bạn đừng quá vội vàng lao vào ước mơ khởi nghiệp khi chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực mong muốn kinh doanh. Trước khi khởi nghiệp, bạn cần mất kha khá thời gian nghiên cứu, khảo sát thị trường, kêu gọi nguồn vốn, tìm kiếm nhân lực,...

>> Tham khảo: 7 lời khuyên tuyệt đỉnh cho các ông chủ công ty khởi nghiệp

Lập nghiệp là gì?

Lập nghiệp là gì

Lập nghiệp là thuật ngữ chỉ việc xây dựng nên cơ nghiệp riêng bằng cách tự lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể, dựa theo ý tưởng kinh doanh có sẵn như mở quán cà phê, shop thời trang, tiệm nail, văn phòng phẩm, cửa hàng tiện lợi… như các doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã làm trước đó.

Xây dựng nên một sự nghiệp riêng cho bản thân chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn nên chọn lập nghiệp bằng chính ngành nghề, lĩnh vực mà bạn yêu thích hoặc am hiểu. Thời gian đầu bạn có thể đặt mục tiêu triển khai một doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi sau đó hướng đến mở rộng quy mô dần.

Nếu ý tưởng lập nghiệp của bạn hoàn toàn mới, có khả năng bạn sẽ trở nên độc nhất trên thị trường và đi đầu cho ý tưởng đó. Nhưng nếu bạn chưa đủ tự tin vào cơ hội lập nghiệp của mình, thì tốt nhất bạn nên dựa vào nền tảng sẵn có trên thị trường để học hỏi và phát triển.

>> Xem thêm: Lập nghiệp thực chất là gì? Kế hoạch để lập nghiệp thắng lợi

Kết luận

Bạn cần xác định kế hoạch kinh doanh của mình chính xác là lập nghiệp hay khởi nghiệp. Dựa vào đó tìm kiếm các hướng đi, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức đúng đắn. Để chuẩn bị hành trang sẵn sàng bắt tay vào triển khai “biến ước mơ thành sự thật”.

Thời gian đầu, có thể mọi thứ sẽ khó khăn đối với những người chưa từng kinh doanh. Hãy cứ vững lòng, đừng nản chí, đừng gục ngã. Đôi khi thất bại chỉ là thử thách để ta vượt qua. Chúc các bạn thành công!

>> Đọc tiếp: Bắt đầu startup như thế nào và những điều cần biết về start up

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.

Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.

Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển. Bí quyết kinh doanh online mùa dịch covid 2021

>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản


1900 1511