Hướng dẫn xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả
Quy trình bán hàng được định nghĩa là một loạt các hoạt động kinh doanh đã lên kế hoạch rõ ràng để triển khai bán hàng hiệu quả. Quy trình bán hàng như một lộ trình kinh doanh bắt đầu bằng việc tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và kết thúc bằng một giao dịch thành công.
Không có hai doanh nghiệp nào có chung một quy trình bán hàng giống nhau hoặc có chung định hướng xây dựng quy trình bán hàng. Tốt nhất, quy trình bán hàng nên bám sát hành trình của người mua hàng, để thâu tóm khách hàng ở từng giai đoạn.
Quy trình bán hàng cơ bản được các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng
1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp
Khi người bán tiếp cận đến lượng khách hàng tiềm năng, bạn cần phải chọn lọc và phân loại đâu là lượng khách hàng đủ điều kiện Tiếp thị và đâu là lượng khách hàng đủ điều kiện để Bán hàng. Để thực hiện được bước này trong quy trình bán hàng, nhóm bán hàng cần phải thiết lập một bộ tính điểm khách hàng tiềm năng.
Tính điểm khách hàng tiềm năng là cách thức mà khách hàng được chấm điểm và xếp hạng dựa trên một bộ tiêu chí về chân dung khách hàng (thường do cấp quản lý hoặc giám đốc kinh doanh đề ra). Các tiêu chí thường được các doanh nghiệp sử dụng nhất để tính điểm khách hàng tiềm năng bao gồm: mức độ tương tác của khách, lượt xem thông tin quảng cáo và sản phẩm, nguồn lưu lượng truy cập của khách, khả năng bán được hàng, số lần nhấp vào liên kết, cơ hội mua hàng với giao dịch lớn,...
2. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiềm năng
Sau khi nhóm bán hàng thực hiện chiến lược tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, người quản lý có trách nhiệm tổng hợp bức tranh chân dung của khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để Bán hàng. Đồng thời phân loại thông tin và chỉ định lượng khách hàng tiềm năng đó đến các nhân viên sale. Việc phân loại và chỉ định khách hàng tiềm năng nên bám sát các thông số trong kế hoạch kinh doanh bao gồm: Số lượng khách hàng có thể liên hệ, quy mô của tổ chức hiện tại, lĩnh vực sản phẩm - dịch vụ kinh doanh,...
Quy trình chọn lọc danh sách khách hàng tiềm năng đóng vai trò giúp các nhân viên sale tiếp cận đến người mua hàng có khả năng cao nhất để chốt đơn thành công. Khi nhận được tệp dữ liệu chứa thông tin khách hàng tiềm năng sale, người bán hàng có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu hiện tại của khách. Để có thể giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ là những giải pháp phù hợp nhất để giải quyết nhu cầu đó. Bắt đầu quy trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng bằng những câu hỏi chung chung và thăm dò sâu hơn về những tâm lý của khách khi tìm mua sản phẩm/dịch vụ ấy.
3. Mang đến giải pháp cho nhu cầu khách hàng
Khi bạn đã tiếp cận được đến khách hàng tiềm năng thành công và hiểu rõ những nhu cầu họ đang gặp phải. Bước tiếp theo trong quy trình bán hàng, người bán cần đồng hành với khách hàng để giải quyết từng vấn đề nhỏ nhất mà khách hàng gặp phải. Hãy nhớ rằng, mỗi giai đoạn người bán giúp khách giải quyết mỗi vấn đề đều có thể lồng ghép sản phẩm/ dịch vụ bạn hiện kinh doanh. Nếu bạn chiếm được đủ lòng tin của khách, họ có thể chia sẻ với bạn thêm những vấn đề liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh mà họ gặp phải mỗi ngày - Như một người bạn.
Đối với một số khách hàng tiềm năng, tiền bạc không thành vấn đề, chỉ cần mang đến sản phẩm tốt nhất. Đối với một số khách hàng, họ sẽ dành nhiều thời gian tham khảo và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định chi tiền. Và đối với một số khác sẽ không cần tư vấn quá nhiều, chỉ cần sản phẩm/ dịch vụ bạn giới thiệu có thể giải quyết nhu cầu của họ nhanh chóng.
Là một nhà bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề khách gặp phải. Và cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất mà sản phẩm của bạn có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu những sản phẩm/ dịch vụ bạn đưa ra không thể giúp được khách hài lòng. Họ sẽ quay lưng để tìm kiếm một sản phẩm/ dịch vụ khác phù hợp hơn trên thị trường. Bạn đã “mất lượt” từ bước này trong quy trình bán hàng hiệu quả.
4. Mang đến những giá trị cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ
Quy trình bán hàng không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo hay tư vấn về sản phẩm của mình. Khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm phù hợp trên thị trường. Khách hàng tiềm năng có thể sẽ so sánh bạn với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhiệm vụ của bạn ở bước này cần làm nổi bật giá trị sản phẩm của mình khi giải quyết các nhu cầu khách đặt ra.
Với tư cách là một người bán hàng hiệu quả, bạn nên luôn tập trung vào giá trị thương hiệu của mình. Hãy cố gắng cho khách hàng thấy được bạn nổi trội hơn như thế nào so với đối thủ. Đưa ra những lý do, những yếu tố khiến thương hiệu của bạn là lựa chọn tốt nhất dành cho khách hàng.
Ở quy trình bán hàng này, tuy sẽ giúp khách hàng phần nào giảm bớt những nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và cải thiện uy tín của người bán. Nhưng đôi khi, khách hàng có thể cảm thấy rằng họ đang bị ép mua hoặc đang bị dụ dỗ mua hàng. Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải đảm bảo rằng cách tư vấn bán hàng của bạn không quá dồn dập và thúc ép khách chốt đơn ngay lập tức. Bằng cách này, bạn sẽ tạo được ấn tượng lâu dài hơn trong tâm trí khách hàng tiềm năng
5. Thuyết phục khách mua hàng và chốt đơn
Bạn đã thành công được 80% trong quy trình bán hàng hiệu quả rồi đấy! Bạn đã rất cố gắng để đạt được đến bước này. Chắc chắn khách hàng đang cân nhắc sẽ chốt đơn với bạn và bạn chỉ còn một bước nữa là hoàn thành giao dịch. Đây là một giai đoạn quan trọng không kém trong quy trình bán hàng. Là lúc khách hàng tiềm năng và bạn sẽ trao đổi về các điều khoản, điều kiện, phúc lợi và chính sách khách hàng nhận được, như một phần của thỏa thuận mua bán. Khách hàng luôn sẽ đưa ra những yêu cầu giảm giá. Và người bán cần thương lượng với doanh nghiệp và cấp trên về mức chiết khấu thỏa yêu cầu của khách hàng.
Điều quan trọng ở đây là bạn sẽ giữ cho kế hoạch định giá của bạn được công bằng nhưng vẫn khiến khách hàng hài lòng và chấp nhận với giá bạn đưa ra. Các mức ưu đãi, giảm giá, chiết khấu thường sẽ giúp rút ngắn thời gian thương lượng giữa hai bên. Người bán cần linh hoạt ở bước này để không làm mất nhiều thời gian trong quy trình bán hàng của bạn. Bạn cũng có thể học cách buông bỏ nếu những cuộc đàm phán bất thành. Và ăn mừng thành công khi giao dịch thuận lợi, suôn sẻ.
6. Giữ mối quan hệ khách hàng
Ở bước này trong quy trình bán hàng tức người bán đã hoàn tất giao dịch. Nhưng đừng chỉ dừng lại ở đó. Trong kinh doanh, bạn không chỉ chốt một đơn hàng, một thỏa thuận duy nhất. Mà còn tạo cơ hội cho một mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đây chính là giá trị thực của Giao dịch thành công của khách đã từng chốt mua hàng. Hạnh phúc nhất, là điều này sẽ mang lại nhiều khách hàng sẽ quay trở lại ủng hộ tiếp sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng tất cả những sản phẩm mới, mẫu mã mới, bản cập nhật sản phẩm sẽ đến được tay khách hàng vào đúng thời điểm. Và luôn hướng tới việc hướng dẫn khách về các tính năng cập nhật mới (nếu có) của sản phẩm họ đang sở hữu. Sau cùng là tạo các cuộc khảo sát, thăm dò cảm giác của họ về quá trình mua hàng, về sản phẩm. Và gây ấn tượng với khách hàng bằng sự phản hồi kịp thời và bù đắp nhanh chóng cho các khiếu nại không hài lòng nếu có.
Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.
>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản