Tư duy startup và Câu chuyện khởi nghiệp từ các ông lớn
Trong lịch sử kinh doanh, nhiều công ty khởi nghiệp thành công mang đến bài học rằng “Bạn phải cố gắng không ngừng cho đến khi đạt đến chân ái “ý tưởng phù hợp với thị trường”. Và để tìm ra được ý tưởng phù hợp với thị trường, giúp khởi nghiệp thành công thuận lợi, một công ty khởi nghiệp có thể trải qua thất bại nhiều lần.
Airbnb, một trong những công ty khởi nghiệp thành công gần đây, đã từng phải đối mặt với vô số thất bại. Những doanh nhân khởi nghiệp đã chi hết một đống thẻ tín dụng và thậm chí còn thử bán ngũ cốc theo chủ đề John McCain và Barack Obama.
Trong các cuộc chiến đấu chống chọi với những thất bại, đổ vỡ. Những công ty khởi nghiệp ít nhiều cũng trải qua các giai đoạn chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác. Điển hình như, có thể ít người biết, nhưng ý tưởng ban đầu của những người tạo ra YouTube là hình dung đây sẽ là dịch vụ website hẹn hò qua video. Ngay cả ứng dụng thương mại điện tử nổi tiếng Shopify, cũng từng khởi đầu là một shop nhỏ bán online ván trượt tuyết.
Hai thanh niên đã từng rời bỏ Yahoo và bị Facebook từ chối, đã tiếp tục gầy dựng một công ty phần mềm - WhatsApp, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Điều trớ trêu là Facebook sau đó đã mua lại công ty này với giá khổng lồ 19 tỷ USD. Nên việc bị từ chối hay thất bại - được xem như một điều tự nhiên trong khởi nghiệp kinh doanh. Và thậm chí, đôi khi nó NÊN xuất hiện để cho các doanh nhân rút ra được những bài học kinh nghiệm.
Một trong những doanh nhân khởi nghiệp đình đám nhất từng đối mặt với việc bị từ chối là Jack Ma của Alibaba. Ông bị từ chối khi đi xin việc tại KFC. Ông ấy đã hai lần trượt kỳ thi tuyển sinh đại học và bị rớt phỏng vấn xin việc hàng chục lần. Nhìn ngẫm lại về quá khứ mà anh ấy đã trải qua. Và cách anh ấy hiện đang điều hành một trong những công ty lớn nhất thế giới ngày hôm nay. Đó không phải là một thành tích quá ngạc nhiên.
Thêm nữa, trong khởi nghiệp kinh doanh, cần có sự gan dạ và kiên trì để “ngã bảy lần và đứng lên tám lần”. Trong cuốn sách Grit của mình, Angela Duckworth viết rằng bí quyết để đạt được thành tích xuất sắc không phải nằm ở tài năng. Mà là sự kết hợp độc đáo giữa niềm đam mê và sự bền bỉ.
>> Tham khảo: 10 Ý tưởng khởi nghiệp Kinh doanh online tại nhà mùa Covid
Bài học kinh nghiệm lớn nhất cho các doanh nhân khởi nghiệp và giám đốc điều hành startup mới là: Việc đứng lên gây dựng lại sẽ mạnh mẽ hơn nhiều so với thất bại trước. Nếu bạn là người sáng lập một công ty khởi nghiệp startup mới, đây là ba chiến lược đơn giản để vượt qua thất bại hoặc vấp ngã của chính mình.
- Đừng bao giờ tự đổ lỗi thất bại do bản thân. Bạn cần phải hiểu rõ trong đầu rằng thất bại là do một ý tưởng hay lỗ hổng trong một quy trình kinh doanh. Nó không có nghĩa là bạn đã thất bại với tư cách cá nhân.
- Tránh xa những người tiêu cực. Khi thất bại ập đến, hãy nói chuyện với những người đã trải qua thất bại lớn hơn bạn 100 lần và đã thành công đứng dậy bước tiếp. Những nhà lãnh đạo và doanh nhân giàu kinh nghiệm sẽ đánh giá cao trải nghiệm thất bại của bạn. Và thúc đẩy bạn chiến đấu trở lại, mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần.
- Tiếp tục quay trở lại cuộc chơi. Hãy cho mình cơ hội gặp gỡ những người không quen biết bạn từ các doanh nghiệp khác. Kết nối với một huấn luyện viên hoặc cố vấn kinh doanh với nhiều kinh nghiệm và tuổi nghề. Quan trọng nhất, hãy lập một kế hoạch hứa hẹn sẽ lớn hơn so với thất bại hiện tại của bạn. Hãy học hỏi từ những sai lầm và tự rút kinh nghiệm để đo lường khả năng thành công của ý tưởng.
>> Xem thêm: Vì sao ai cũng nên thử startup khởi nghiệp một lần trong đời?
Ngoài ba chiến lược này, có những bước bổ sung bạn có thể thực hiện để giảm nhẹ áp lực khi đối mặt với những thất bại trong khởi nghiệp kinh doanh. Vì điều đó dường như không thể tránh khỏi.
- Đi du lịch (có thể chỉ là một chuyến nghỉ ngơi cuối tuần gần nơi bạn sống)
- Tạm ngưng các mạng xã hội
- Tham gia các hoạt động rèn luyện cơ thể
- Viết lách về mọi thứ mình muốn
- Làm bất cứ điều gì cảm thấy thích hoặc cần thiết để giải tỏa tâm trí của bạn
- Và giúp giảm căng thẳng tinh thần khi điều hành một công ty khởi nghiệp
>> Tham khảo: Tóm tắt các chương Khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup)
Kết thúc bằng một ví dụ nữa về câu chuyện tuyệt vời về đứng lên sau vấp ngã trong kinh doanh. Trở lại năm 1997, Apple đã gần đến nguy cơ phá sản. Đó là khi người sáng lập Microsoft Bill Gates ra tay cứu Apple. Gates đã đầu tư 150 triệu đô la vào Apple và kết quả là công ty đã có thể trụ vững, phát triển trở lại một cách mạnh mẽ. Và hiện trở thành công ty nghìn tỷ đô la đầu tiên trên thế giới.
Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển. Bí quyết kinh doanh online mùa dịch covid 2021
>> Tham khảo thêm: App quản lý bán hàng online UPOS miễn phí, đơn giản