19/08/2021
Blog
770

Lập nghiệp thực chất là gì? Kế hoạch để lập nghiệp thắng lợi

Nội dung

Lập nghiệp thực chất là gì? Kế hoạch để lập nghiệp thắng lợi

Lập nghiệp thực chất là gì? Kế hoạch để lập nghiệp thắng lợi

Có bao giờ bạn từng mơ ước sẽ lập nghiệp bằng chính đam mê và sở thích mà mình theo đuổi? Hay rời quê hương để bắt đầu sự nghiệp cá nhân trên một vùng đất hoàn toàn mới? Vậy lập nghiệp được hiểu như thế nào? Để lập nghiệp cần chuẩn bị những gì? Làm sao để tham khảo những kinh nghiệm lập nghiệp thành công?

Trước tiên, bạn hãy hình dung trong đầu sự nghiệp mà bạn mong muốn có được và mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Sau đó, hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn chiến lược lập nghiệp bền vững cùng với những kiến thức không thể thiếu khi lập nghiệp.

1. Định nghĩa về lập nghiệp

Định nghĩa về lập nghiệp

Theo thuật ngữ, Lập nghiệp là từ dùng để nói về quá trình một cá nhân xây dựng nên sự nghiệp của bản thân trong bối cảnh kinh doanh áp dụng những mô hình phổ biến trong xã hội. Lập nghiệp là quá trình một cá nhân thực hiện lên kế hoạch và triển khai vận hành một doanh nghiệp hoặc một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Mọi người thường lập nghiệp bước đầu với quy mô nhỏ, làm quen với việc làm “ông chủ” chịu trách nhiệm duy trì cho hoạt động kinh doanh. Nếu bạn có ý định lập nghiệp, hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đón nhận với những khó khăn và thử thách cần vượt qua.

>> Tham khảo: 7 lời khuyên tuyệt đỉnh cho các ông chủ công ty khởi nghiệp

2. Vì sao người trẻ nên chọn lập nghiệp

Vì sao người trẻ nên chọn lập nghiệp

Xây dựng nên một sự nghiệp riêng cho bản thân chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng chỉ cần bạn nắm rõ một số hành tranh cơ bản như kế hoạch, vốn đầu tư, khảo sát - nghiên cứu và kiến thức chuyên môn.

Bạn nên chọn lập nghiệp bằng chính ngành nghề, lĩnh vực mà bạn yêu thích hoặc am hiểu. Thời gian đầu bạn có thể đặt mục tiêu triển khai một doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi sau đó hướng đến mở rộng quy mô dần.

Nếu ý tưởng lập nghiệp của bạn hoàn toàn mới, có khả năng bạn sẽ trở nên độc nhất trên thị trường và đi đầu cho ý tưởng đó. Nhưng nếu bạn chưa đủ tự tin vào cơ hội lập nghiệp của mình, thì tốt nhất bạn nên dựa vào nền tảng sẵn có trên thị trường để học hỏi và phát triển.

>> Xem thêm: Bí quyết khởi nghiệp: 7 lời khuyên dành cho doanh nhân

3. Kế hoạch lập nghiệp thành công

“Không kế hoạch nào tuyệt vời hơn là có sẵn một bản kế hoạch hoàn chỉnh” - chính bạn mới là người hiểu rõ nhất con đường mình đã chọn. Ai cũng có mong muốn gây dựng cho mình được cơ đồ riêng. Do đó, đừng ngần ngại tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức của bản thân. Sẵn sàng cho con đường lập nghiệp đầy thử thách một cách chu toàn nhất.

Không thể nói rằng lập nghiệp là chuyện nhỏ hay quá dễ dàng, vì không phải ai lập nghiệp đều mang về thành công. Nhiều người vấp phải những khó khăn khi lập nghiệp khiến tâm trạng chán nản, thất vọng vì cảm giác thất bại. Từ đó, mất phương hướng nghề nghiệp, bế tắc trong công việc và chịu nhiều áp lực hơn. Vậy làm thế nào để có thể lập nghiệp một cách thành công?

A. Đầu tư vào kiến thức và hiểu biết

Bạn không thể thành công nếu bạn không học hỏi thật nhiều kiến thức mỗi ngày. Có nhiều phương pháp giúp bạn chọn lọc kiến thức và trau dồi hiệu quả để đạt được mục tiêu của mình. Bạn có thể học qua sách vở, báo chí, truyền thông, thị trường, bạn bè, những người giàu kinh nghiệm khác… Đối với những người có ý chí và quyết tâm lập nghiệp, cần xác định ngay từ đầu đam mê và mục tiêu của mình là gì.

Xác định rõ, mình yêu thích lĩnh vực nào? Làm sao để học hỏi thêm thật nhiều kiến thức trong lĩnh vực đó? Đâu là đam mê bạn có thể theo đuổi và phù hợp với bạn? Và xác định khả năng thực tế của bản thân có thể thực hiện được kế hoạch lập nghiệp đã đề ra hay không. Từ đó, không ngừng nâng cao cơ hội của bản thân để cập nhật các thông tin mới mẻ xoay quanh lĩnh vực bạn muốn lập nghiệp và các chủ đề liên quan.

B. Kế hoạch kêu gọi vốn

Chắc chắn một điều bạn không thể lập nghiệp mà không có vốn. Số vốn có thể ít ỏi nhưng đủ để bạn xoay sở và duy trì hoạt động kinh doanh. Bạn có thể từ khả năng mà số vốn mình có để xây dựng nên kế hoạch kinh doanh phù hợp. Tương tự số vốn của bạn ít thì bạn có thể xây dựng mô hình kinh doanh quy mô nhỏ trước mắt. Và cố gắng mở rộng trong tương lai.

Hãy đảm bảo rằng bản thân đã dự trù cho mọi khoản chi phí phù hợp, kể cả những chi phí phát sinh và bù lỗ trong thời gian đầu hoạt động chưa hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng nguồn vốn của bạn có tính duy trì ổn định để đảm bảo được trong thời gian dài hoạt động. Luôn có những khoản tiền vốn bạn sẽ cần đụng đến khi có những thiếu hụt bất ngờ xảy đến trong quá trình kinh doanh.

C. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh đóng vai trò không nhỏ đối với thành bại trong kế hoạch lập nghiệp của bạn. Bạn có thể chọn khởi nghiệp tại chỉnh quê nhà của mình. Hoặc bạn có thể chọn rời xa quê, đến các đô thị phồn thịnh để lập nên sự nghiệp. Dựa vào nguồn vốn và mục đích bạn muốn đạt đến, để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp.

Tiếp theo, đừng quên khảo sát thị trường thực tế cũng như xem xét nhu cầu của khách hàng tiềm năng tại khu vực đó, về mô hình kinh doanh bạn đang hướng đến. Đừng bỏ qua việc xem xét về địa hình, chẳng hạn như khu vực đó có nhiều hẻm hóc hay nằm ngoài mặt tiền? Có bãi đỗ xe hay không? Có an ninh hay không? hay là đông dân cư không… Có rất nhiều yếu tố liên quan đến địa điểm kinh doanh khiến khách hàng chọn bạn.

4. Những điều đừng bao giờ xem nhẹ khi lập nghiệp

Những điều cần lưu ý khi lập nghiệp

Hầu hết mọi người đều có ước mơ lập nghiệp riêng của mình, đặc biệt là cánh mày râu. Họ lựa chọn con đường lập nghiệp để mong cuộc sống được đổi mới, tương lai được xán lạn hơn, cơ đồ vững vàng. Lập nghiệp tuy không cần quá chuyên nghiệp hay vĩ mô, nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp lập nghiệp thất bại. Vì khi bắt tay vào kinh doanh không thể tránh khỏi những khó khăn riêng của nó.

Sau đây là những kinh nghiệm bạn cần ghi nhớ để đảm bảo cơ hội lập nghiệp thành công:

  • Xem xét khả năng, nguồn vốn, và kiến thức của bản thân để đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp trong hiện tại. Tránh để mất cân bằng giữa khả năng và quy mô lập nghiệp như mình mong muốn.
  • Xác định chân dung khách hàng tiềm năng mình muốn hướng đến cho loại hình kinh doanh của bạn
  • Thu thập thông tin tập khách hàng tiềm năng để duy trì và phát triển kinh doanh
  • Liên tục cải tiến kế hoạch kinh doanh và đề ra các chiến lược thúc đẩy mô hình kinh doanh mở rộng hơn so với hiện tại

>> Đọc tiếp: Bắt đầu startup như thế nào và những điều cần biết về start up


1900 1511