Những bí quyết để phát triển kinh doanh hiệu quả - UPOS
Ngày nay, kinh doanh gần như là con đường làm giàu nhanh nhất. Đó là lí do vì sao nhiều người nuôi ước mơ tự kinh doanh và nhiều doanh nghiệp mọc lên như "nấm sau mưa". Tuy nhiên, không có thành công nào mà không phải đánh đổi, để kinh doanh phát triển và tránh khỏi những nguy cơ thất bại. Nhiều nhà kinh doanh phải học hỏi rất nhiều và cũng chịu vấp ngã nhiều lần để có được nhiều kinh nghiệm "xương máu" trong kinh doanh.
Bài viết này dành cho những người đang bắt đầu xây dựng ước mơ kinh doanh. Và muốn trau dồi thêm những bí quyết để phát triển kinh doanh hiệu quả từ những người đi trước.
Vừa làm chủ, vừa làm người quản lý kinh doanh
Tùy theo mô hình kinh doanh bạn đang gây dựng mà áp lực công việc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hãy luôn Tự làm chủ chính mình. Thoát ra khỏi suy nghĩ như một nhân viên chờ giao lệnh từ sếp và hoàn thành theo kịp deadline. Khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh của riêng mình, bạn là phải là người quyết định cho mọi khâu quản lý dù là nhỏ nhất.
Dù cho kinh doanh một mình hoặc thuê thêm nhiều người, thì bạn không bao giờ được lơ là việc quản lý dù chỉ là một ngày. Bỏ đi suy nghĩ an nhàn, vì "trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Để làm giàu, bạn phải tối ưu hiệu quả kinh doanh. Và để làm được việc đó, bạn phải tham gia trực tiếp vào mọi khâu thực hiện và đưa ra quyết định có lợi nhất.
Nhắm trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh
Khi bắt đầu việc kinh doanh, tuyệt đối không được bắt đầu bằng cảm tính. Hỏi đến hầu hết những người kinh doanh về mục tiêu họ chỉ đơn thuần "càng nhiều tiền càng tốt". Đây là chiến lược kinh doanh không có kế hoạch rõ ràng, Kinh doanh nên bắt đầu với một mục tiêu, và duy trì bằng cách cố gắng chạy theo mục tiêu.
Tùy theo kế hoạch mà bạn có thể đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Nhưng chắc chắn một điều, dù ý tưởng kinh doanh của bạn có hay đến dường nào đi chăng nữa thì cũng chẳng đạt được thành công nếu thiếu một mục tiêu. Để đạt được tới mục tiêu dài hạn, bạn cần phải chinh phục được hầu hết mục tiêu ngắn hạn. Và cuối cùng, hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng nhất có thể, để không cho phép bản thân mình được dễ dãi và chống chế qua loa rằng... như vậy là cũng tạm thành công rồi.
Chọn hình thức kinh doanh phù hợp
Trên thị trường phát triển rất đa dạng hình thức kinh doanh từ offline cho đến online. Bạn cần phải sáng suốt hoạch định ra hình thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, mặt hàng, nguồn vốn và khách hàng tiềm năng.
Để chọn được hình thức kinh doanh phù hợp nhất bạn cần phải xác định những hướng đi đối với hình thức đó. Liệu có khả thi hay không? Có xảy ra nhiều rủi ro hay không? Có cơ hội thành công không? Hay đơn giản nhất, có phù hợp với bản thân bạn và những nguồn lực kinh doanh của bạn kể trên hay không?
Học thêm những kiến thức kinh doanh
Kinh doanh cũng giống như những ngành nghề khác: Kế toán, may mặc, kỹ sư,... Bạn cần phải có kiến thức chuyên môn mới có thể kinh doanh thắng lợi. Đừng ngần ngại khi đọc thêm sách hay đăng ký thêm các khóa học online về kinh doanh. "Học, học nữa, học mãi" - Đến cuối đời con người ta vẫn phải học vô vàn thứ trong cuộc sống muôn màu này. Đối với kinh doanh cũng vậy, liên tục cập nhật những kiến thức, lý thuyết, kinh nghiệm từ cơ bản cho đến nâng cao.
Bắt đầu từ kinh nghiệm khởi nghiệp, cho đến các kỹ năng kinh doanh, chiêu trò tiếp thị, luật kinh doanh, kế hoạch đầu tư,... Đừng quên trau dồi những kỹ năng quản lý tài chính và quản lý nhân sự cũng như cách xây dựng hệ thống kinh doanh chuẩn chỉnh nhất. Đừng nóng vội để rồi "vụt tốc bất đạt" trong kinh doanh hãy cứ bình tĩnh, bước "chậm mà chắc".
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Khi bạn đã có một mục tiêu hoạch định và kha khá kiến thức về kinh doanh trong đầu., là bạn đã có một nền móng vững chắc để xây dựng nên ước mơ kinh doanh của mình. Để bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên xây tiếp ước mơ, bạn cần thực hiện nghiên cứu và lập nên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất. Bản kế hoạch càng chi tiết và rõ ràng, thì hướng đi cho mỗi hoạt động kinh doanh của bạn càng dễ dàng thực hiện. Những nhà kinh doanh tài ba không bao giờ thiếu kế hoạch. Vì "Bạn thất bại khi lên kế hoạch, là bạn chuẩn bị cho sự thất bại".
Hãy bắt đầu từ Lĩnh vực bạn kinh doanh là gì? Đối thủ trên thị trường đang hoạt động như thế nào? Nguồn vốn của bạn ra sao, kế hoạch sử dụng vốn như thế nào? Khách hàng của bạn là những ai? Cách nào để tiếp cận đến đối tượng khách hàng tiềm năng nhất?... Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi dành cho mọi trường hợp bạn có thể gặp trong tương lai. Và tìm ra câu trả lời để giải quyết mọi tình huống ấy.
Tuyển chọn các nguồn lực kinh doanh
Khi bắt đầu vào kinh doanh, bạn hãy chuẩn bị cho mình những nguồn lực cơ bản về cơ sở vật chất, vốn và con người. Con người - Nhân sự là yếu tố quan trọng, giúp cho khả năng khai thác và phát triển sản phẩm kinh doanh của bạn tới thị trường như thế nào?
Có một thực tế rằng, dù bạn đã có cho mình một kiến thức kinh doanh sắc nét, nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì khả năng cạnh tranh và phát triển trên thị trường là vô cùng khó. Vì vậy, bạn hãy chú ý tới yếu tố này và hãy sở hữu cho mình những con người thực sự có nhiệt huyết với công việc.
Tự tạo động lực phát triển kinh doanh
Duy trì động lực là gì? là việc bạn cần phải làm việc liên tục, thường xuyên hàng giờ, hàng ngày không kể buổi tối, cuối tuần hay là kỳ nghỉ. Động lực để kinh doanh tốt, bạn cần đầu tư tất cả năng lượng của bản thân, thời gian, thậm chí là sức khỏe cho việc giữ cho hoạt động kinh của mình có thể tồn tại, cũng như vượt qua được sóng gió.
Khi bạn nỗ lực, công việc của bạn sẽ thuận lợi và có thể sẽ không một ai cảm ơn bạn vì điều đó, hay công nhận cho bạn. Nhưng quan trọng, việc bạn nỗ lực chính là cách giúp cho bạn có thể vượt qua được chính bản thân mình trước cách sóng gió phía trước, những thử thách và phần thưởng đang đợi bạn. Vì vậy, hãy luôn tạo cho bản thân một năng lượng cống hiến, cố gắng nhất định.
Đương đầu với những rủi ro
Một khi đã bắt đầu kinh doanh bạn phải chấp nhận việc rất khó để con đường kinh doanh sẽ êm đềm và thật hoàn hảo. Bởi sẽ luôn tồn tại những rủi ro mà người kinh doanh cần phải đối mặt và xử lý. Để hoạt động kinh doanh diễn ra được hiệu quả, các chủ doanh nghiệp nên đưa ra một nội dung với tiêu đề là “Rủi ro kinh doanh” trong bản kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Và quan trọng nhất, bạn phải mạnh mẽ và vững tin để đối mặt với mọi sóng gió ập đến. Đương đầu với thử thách và vượt qua nó để tự học những kinh nghiệm từ thực tế, là cơ hội học hỏi và rèn luyện kỹ năng kinh doanh chuyên nghiệp hơn. Từ đó, tương lai thành công của doanh nghiệp sẽ xán lạn hơn và cơ hội kiếm tiền của bạn sẽ rộng mở.
Quyết định những điều sáng suốt
Để trở thành một người có tư duy kinh doanh chuyên nghiệp, bạn sẽ phải học cách.: Đưa ra những quyết định sáng suốt trong những tình huống khó khăn nhất. Đây là kỹ năng của một người quản lý, một nhà lãnh đạo giỏi. Đôi lúc bạn phải đối mặt với hoàn cảnh éo le buộc phải đưa ra những quyết định vô cùng khó. Đôi khi kết quả sẽ thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống riêng, nhân lực và nguồn vốn của bạn.
Tuy nhiên luôn phải chấp niệm một điều: Kinh doanh, không hề dễ dàng, luôn là một chuỗi các quyết định sẽ trở thành cột mốc thay đổi tương lai của doanh nghiệp. Sẽ có lúc thăng lúc trầm, và quyết định của bạn - sẽ phản ánh năng lực kinh doanh của bạn. Cũng như quyết định vận mệnh của doanh nghiệp bạn tổ chức.
Quản lý tiền bạc kinh doanh thông minh
Có một thực tế, dù là doanh nghiệp, hay kinh doanh nhỏ lẻ thì nguồn thu nhập luôn có sự biến động lên xuống theo thời gian. Chính vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng quản lý tiền, cũng như duy trì dòng tiền của mình ổn định.
Học kỹ năng quản lý tiền bạc, không phải học từ bậc thầy nào, hay tham khảo kinh nghiệm từ bất cứ đâu. Mà hãy nhìn trực tiếp vào số vốn, doanh thu, lợi nhuận, công nợ,... của chính doanh nghiệp mình. Và tìm cách cân bằng nguồn tiền như thế nào cho hợp lý. Kinh doanh thất bại là khi sự tính toán không hợp lý, dẫn đến những thất thoát, dư nợ tồn đọng. Học cách quản lý tiền bạc trong kinh doanh là một bí quyết không thể thiếu khi bạn triển khai kinh doanh thực tế.
Người bán cần tìm mua Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Từ trước đến nay các chủ shop thường sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép từ hàng hóa, doanh thu trong ngày, thống kê chi tiêu,... Nhưng nhờ có sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc quản lý bán hàng càng trở nên đơn giản hơn. Người chủ có thể dễ dàng quản lý toàn diện tất cả hoạt động bán hàng từ online cho đến offline thông qua các phần mềm quản lý bán hàng online.
Chức năng chung của các phần mềm bán hàng online là hỗ trợ các chủ shop quản lý kho hàng, đơn hàng, thông tin khách hàng, năng suất nhân viên, tình hình mua bán, báo cáo doanh thu chi tiết,... Nhờ vào sự ra đời của các phần mềm này mà nhiệm vụ của người bán hàng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc, vì mọi công đoạn quản lý đều được số hóa thông minh.
Các phần mềm này trở thành cánh tay đắc lực của hầu hết người bán hàng online hiện nay. Hãy tìm mua cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại. Lời khuyên, hãy lựa chọn những phần mềm có chức năng quản lý đa kênh. Giúp quản lý tình hình kinh doanh của mọi kênh bán hàng bạn phát triển.