31/12/2020
Blog
1269

Kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang cho người mới

Nội dung

Khi bạn nhìn thấy người người nhà nhà đều kinh doanh quần áo thời trang như hiện nay và bạn cũng có ý định thử sức trong lĩnh vực này, nhưng lại thiếu kinh nghiệm mở shop quần áo thì bài viết này là dành cho bạn!

1. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường

Hiện nay, nhiều người cho rằng việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh thời trang “mọc lên như nấm” là biểu hiện cho sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thời trang và sẽ rất khó để các doanh nghiệp, cửa hàng mới có thể phát triển cũng như kiếm được lợi nhuận từ thị trường này. Đồng thời, nhu cầu sử dụng sản phẩm thời trang của người tiêu dùng hiện nay ngày càng tăng cao, các trends mới liên tục ra đời đòi hỏi sự phát triển nhanh, đa dạng về mẫu mã, chất liệu, màu sắc,...của sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó, việc hiểu rõ thị trường và nắm bắt kịp thời mọi xu hướng sẽ là yếu tố quyết định giúp cho bạn có thể thành công bước vào tâm trí của khách hàng giữa hàng ngàn những cửa hàng và thương hiệu thời trang ngoài kia.

Kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng nên chú ý khi bắt đầu khởi nghiệp đó là vẽ ra ý tưởng kinh doanh shop quần áo của mình, định hình rõ từng bước mà bạn sẽ đi để định hướng chiến lược kinh doanh và lập kế hoạch một cách cụ thể, chính xác nhất.

2. Lập kế hoạch kinh doanh quần áo

2.1. Xác định mô hình kinh doanh shop thời trang

Bước đầu tiên bạn cần làm là chọn mô hình kinh doanh cho cửa hàng của mình trước khi tìm kiếm khách hàng vì có thể sau khi xác định khách hàng mục tiêu mà mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp thì việc này xem như là công cốc.

Hiện nay, kinh doanh sản phẩm thời trang có nhiều mô hình để chủ shop có thể theo đuổi. Một số mô hình kinh doanh thời trang phổ biến là:

  • Thời trang thiết kế
  • Bán lẻ & Phân phối độc quyền
  • Thời trang nhanh
  • Thương mại điện tử
  • Thời trang cao cấp (Haute Couture)
  • May đo Bespoke/Custom/Made-to-measure
  • Sản xuất gia công
  • Mặt hàng thời trang cũ/đã qua sử dụng
  • Thời trang cho thuê

Sau khi lựa chọn được mô hình kinh doanh mà bạn mong muốn, theo kinh nghiệm mở shop quần áo thì bước tiếp theo là tìm tệp khách hàng mục tiêu của bạn song song với nghiên cứu và khảo sát thị trường.

2.2. Nghiên cứu và khảo sát thị trường

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu xem ở ngoài kia người ta đang kinh doanh theo mô hình nào, tình trạng hoạt động kinh doanh của các cửa hàng thời trang online và offline, những kinh nghiệm mở shop quần áo ra sao, cũng như các mẫu mã, kiểu dáng, xu hướng thời trang đang được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, hãy tìm hiểu về sở thích, thói quen và hành vi mua sắm của người Việt Nam cũng như tiềm năng của thị trường thời trang hiện nay.

Sau đó, tìm hiểu kĩ hơn về giá cả, phân tích cửa hàng khác đang làm tốt ở điểm nào, chưa được ở đâu, lý do họ có thể tồn tại hoặc thất bại ra sao rồi từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm kinh doanh quần áo cho mình.

Việc quan trọng tiếp theo chính là phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với shop quần áo của bạn. Bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết về các shop quần áo trong khu vực mà bạn định kinh doanh và sức cạnh tranh của họ.

2.3. Xác định khách hàng mục tiêu

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang khi mới bắt đầu kinh doanh thì bạn nên lựa chọn một đối tượng cụ thể để phục vụ họ một cách tốt nhất thay vì bán đa dạng sản phẩm với nhiều đối tượng khác nhau cùng một lúc. Vì chắc chắn rằng bạn hoàn toàn không có đủ khả năng, nguồn lực và thời gian để có thể cung cấp sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, độ tuổi. Và sẽ dễ dàng tạo nên một kho hàng tồn lớn nếu như sản phẩm không hợp với thị hiếu khách hàng cho dù là bạn có khiếu thời trang đến đâu đi nữa.

Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mình sẽ hướng đến là ai (nam, nữ, người lớn tuổi, trẻ em, nhân viên công sở, sinh viên…), mức thu nhập của họ là bao nhiêu, và họ sẵn sàng dành bao nhiêu % thu nhập để mua sắm quần áo, ai là người có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ… Khi đã nghiên cứu những vấn đề này, bạn sẽ có hướng đi đúng đắn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, xác định sản phẩm, cách thức mà bạn có thể tiếp thị đến khách hàng, các kênh phân phối bán hàng phù hợp và tập trung vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mình muốn hướng tới…

2.4. Lựa chọn thời điểm mở shop quần áo phù hợp

Chủ cửa hàng nên lên kế hoạch mở bán trước đầu các mùa vụ theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của những người đi trước. Ví dụ: Bạn đang chọn bán chỉ riêng mặt hàng quần áo ấm, mũ len, áo bông,... thì thời điểm thích hợp là khi tiết trời vào đông se se lạnh đầu tháng 11-12. Còn với những nàng muốn chọn kinh doanh bikini, áo tắm, đồ bơi các loại,... thì thời điểm thích hợp bắt đầu kinh doanh là vào khoảng tháng 4 dương lịch.

Lời khuyên: Người bán cần lưu ý trong việc nhập hàng về bán vì vào đầu mùa vụ, các nguồn hàng sỉ hầu hết cũng chưa về nhiều mẫu mới. Có khả năng bạn sẽ dính phải đợt hàng tồn, mẫu cũ. Trong khi bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm mở shop quần áo và thậm chí bạn còn mắc phải cảnh ôm hàng cũ với giá cao.

Vì nhiều đối thủ bán các mã hàng tương tự bạn, nhưng họ là mối quen nên lấy được giá nhẹ hơn khiến giá bán lẻ của họ cạnh tranh hơn bạn rất nhiều, trong khi chất lượng cũng tương đương. Nếu bạn chọn được nguồn hàng độc lạ, thì bạn có thể yên tâm về vấn đề mẫu mã này. Việc còn lại bạn chỉ cần làm quen nhiều mối, để thương lượng được giá tốt hơn.

2.5. Huy động vốn mở shop quần áo uy tín

Để mở được một cửa hàng quần áo thời trang tạm ổn, bạn cũng cần ít nhất từ 30-50 triệu để xây dựng và vận hành trong thời gian đầu. Nếu bạn có sẵn nguồn vốn cao hơn 100 triệu, đừng ngần ngại chi 50-80 triệu đầu tư cho cửa hàng được chuẩn chỉnh.

Nếu bạn chỉ có từ 20-30 triệu, bạn nên đi vay mượn người thân, bạn bè (nên tính lãi bằng lãi suất huy động vốn của ngân hàng). Thật ra việc vay mượn vốn làm ăn không phải là một bất lợi bởi đây cũng đồng thời là một sức ép thúc đẩy bạn kiên trì kinh doanh và phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, vì chưa có nhiều kinh nghiệm mở shop quần áo thì việc có sẵn vốn trong tay thời gian đầu mới mở chưa có hiệu quả hút khách thì nguồn vốn dự trữ sẽ giúp bạn duy trì và trang trải chi phí.

Lời khuyên: Không phải bạn cứ đổ thật nhiều tiền vào đầu tư shop quần áo là tốt nhất. Có khi những điều đơn giản và gần gũi chính là điều khách hàng cần và nhớ đến bạn. Thay vì đổ tiền, hay đổ thật nhiều tâm huyết vào việc lựa chọn trang thiết bị, phụ kiện, trang trí, vật tư xây dựng,... để "đứa con tinh thần" của bạn được ra đời chỉnh chu và tiết kiệm nhất.

2.6. Chọn địa điểm kinh doanh shop quần áo thời trang

Nếu chưa có kinh nghiệm mở shop quần áo thì bạn cần tham khảo nhiều nơi trước khi quyết định chọn địa điểm cho cửa hàng vì đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thu hút và giữ chân khách hàng. Phải cân nhắc yếu tố khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy cửa hàng của bạn hay không, nếu có ý định muốn vào xem hàng thì có chỗ đậu xe an toàn cho khách hay không, để đi đến được shop có dễ hay không (ví dụ: nơi xe đông đúc, khu chợ đông người, đường một chiều, ngược chiều,...). Nếu shop nằm sâu trong hẻm và thậm chí có đến 2,3 ngõ hoặc không có chỗ rộng rãi để đậu xe thì rất có thể shop mở ra cả ngày chỉ đón tiếp khách thuộc khu dân cư shop hoạt động thôi đấy.

Lời khuyên: Nên nhắm vào đối tượng khách hàng để chọn khu vực mở shop. Nếu bạn kinh doanh shop quần áo thời trang giá bình dân, dành cho sinh viên. Hãy ưu tiên mở tại các khu vực trường học, ký túc xá, dãy trọ sinh viên,... sẽ dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng.

Hoặc bạn cũng có thể truy cập vào các diễn đàn, hội nhóm Facebook chia sẻ kinh nghiệm bán hàng. Để tham khảo và sẵn marketing về những hoạt động mình hiện kinh doanh và kế hoạch trong thời gian sắp tới.

2.7. Tìm kiếm nguồn hàng quần áo thời trang đáng tin cậy

Dù là nguồn hàng tạm thời ban đầu hay lâu dài về sau, việc tìm kiếm nguồn hàng để mở shop quần áo là điều cực kỳ quan trọng. Mở shop quần áo thời trang là một lựa chọn sáng suốt và đầy tiềm năng. Bởi nhu cầu mua sắm ở lĩnh vực này rất nhiều và đa dạng. Chỉ cần shop và thương hiệu của bạn mang một bản sắc riêng biệt thu hút được khách mới và giữ chân được cả khách quen. Thì shop của bạn sẽ ngày một phát triển, sớm cạnh tranh với nhiều đối thủ "trên đường đua" đến tim khách hàng.

Tuy nhiên, đừng bắt tay vào kinh doanh nếu chưa nắm được đủ kinh nghiệm mở shop quần áo, cũng như đừng vội mở cửa hàng nếu chưa chuẩn bị được đủ nguồn vốn cần thiết. Bởi sự cạnh tranh trong lĩnh vực này rất lớn về số lượng, do đó không kém phần khốc liệt. Vì vậy, hãy đi thực tế thật nhiều, làm quen với những câu chuyện "hỷ nộ ái ố" trong ngành. Thậm chí bạn có thể là một cộng tác viên, nhân viên thời vụ để nắm được một số chiến lược, kế hoạch để thành công trong ngành.

Cuối cùng, ngày nay kinh doanh còn phụ thuộc vào yếu tố công nghệ rất nhiều. Đừng bỏ quên phát triển kênh bán hàng online quần áo thời trang trong kế hoạch kinh doanh của bạn nhé! Vì đây là kênh bán hàng giúp bạn tiếp cận đến hàng triệu khách hàng từ khắp mọi miền đất nước đấy!

 

 


1900 1511